[tintuc]Máy in tem nhãn mã vạch là gì? Nhìn vào tên gọi ta có thể đoán ngay được đó là máy in dùng để in tem nhãn, mã vạch. Nhưng cụ thể hơn, khái niệm, chức năng, cách thức làm việc, một số thông số quan trọng, những điều cần biết về máy in tem mã vạch là gì, tất cả sẽ được đưa ra trong bài viết này.
MÁY IN MÃ VẠCH (TEM NHÃN) LÀ GÌ? KHÁI NIỆM MÁY IN MÃ VẠCH (BARCODE/LABEL PRINTER)
Máy in mã vạch (barcode printer) hay còn gọi là máy in tem nhãn (label printer) là thiết bị ngoại vi được kết nối với máy tính có chức năng in thông tin và mã vạch (lay-out) lên bề mặt tem nhãn (label) theo yêu cầu người dùng.
Công nghệ in mà máy in mã vạch sử dụng thường là in truyền nhiệt (thermal transfer) hoặc in trực tiếp (direct thermal), đây là 2 phương thức in tốc độ cao mà vẫn đảm bảo chất lượng mã vạch.
Đặc biệt, máy in mã vạch có hệ thống cảm biến (sensor) – nhờ nó mà máy in mã vạch có thể hiểu được quy cách con tem, nên có thể in gọn thông tin vào con tem, cũng như có những chức năng đặc biệt khác như cắt nhãn tự động, xé nhãn tự động hoặc bóc nhãn tự động.
MÁY IN MÃ VẠCH CÓ CHỨC NĂNG GÌ?
Như tên gọi, chức năng chính của máy in mã vạch chính là in mã vạch trên bề mặt tem nhãn. Ngoài ra, như đã nói ở phần khái niệm, bên cạnh chức năng in, máy còn có những chức năng cắt, xé, bóc nhãn tự động. Cụ thể:
- Cắt nhãn tự động (auto-cutter): tự động cắt rời các tem liên tục (continuous media) không cần đến nhân công, bằng bộ dao cắt sắc bén gắn phía đầu ra của con tem và đếm số lượng tem in ra để cắt theo yêu cầu người dùng. Chức năng được ứng dụng đặc biệt trong may mặc, kho vận.
- Xé nhãn tự động (tear-off): chức năng này cần có người đứng máy giám sát và thực hiện xé tem, vì máy in sẽ ở chế độ chờ người dùng xé tem thì mới thực hiện công việc in con tem tiếp theo để tránh sai sót, nhầm tem nhãn.
- Bóc nhãn tự động (Peel-off): sau khi tem được in xong, máy sẽ tự bóc ra khỏi đế, và dán trực tiếp vào vào sản phẩm. Chức năng này ứng dụng cho việc in hàng loạt trên băng chuyền, nên không cần người giám sát. Nhưng nếu có xảy ra sự cố, thì sẽ dẫn đến sai sót hàng loạt và khó kiểm soát độ sai sót của nó.
THÔNG SỐ KỸ THUẬT QUAN TRỌNG CỦA MÁY IN MÃ VẠCH
Độ phân giải (resolution): là chỉ số đo mức độ sắc nét của tem in, tính bằng dot per inch (dpi) là mật độ điểm được đốt nóng trên 1 đơn vị inch.
Công nghệ in (printing technology): là cách thức in thông tin lên tem nhãn. Công nghệ in có 2 loại là in nhiệt trực tiếp và in truyền nhiệt gián tiếp.
- In nhiệt trực tiếp: là cách thức in mã vạch bằng cách dùng đầu in đốt nóng trực tiếp chất mụi than lên loại tem cảm nhiệt (thermal paper) để xuất ra thông tin. Phương thực in nhiệt trực tiếp này giúp tiết kiệm mực in nhưng lại làm giảm tuổi thọ đầu in (do phải dùng nhiều nhiệt lượng và ma sát trực tiếp với con tem), giấy cảm nhiệt dễ bị trầy xước (vì chỉ cần va chạm nhẹ với các vật sắc), com tem sẽ bị hư hỏng (vì xuất hiện những đường rạch màu đen).
- In truyền nhiệt gián tiếp: là cách thức in mã vạch bằng cách dùng đầu in đốt nóng các loại mực được cấu tạo bằng sáp (wax), sáp và nhựa (wax/resin) hoặc nhựa (resin) để tan chảy và bám lên bề mặt của tem nhãn. Phương thức in này khắc phục vấn đề về đầu in, làm giảm nhiệt độ đầu in, và giảm ma sát trực tiếp với tem nhãn, nâng cao tuổi thọ đầu in, nâng cao chất lượng tem in ra, và ít bị hư hỏng hơn so với giấy cảm nhiệt.
Tốc độ in: là thông số thể hiện chiều dài được in ra trên mỗi giây, có đơn vị là ips (inches per second).
Bộ nhớ: gồm 2 phần là RAM và FLASH. Bộ nhớ RAM lưu trữ các lệnh in từ máy tính. Bộ nhớ Flash lưu các thông tin như quy cách con tem, font chữ sử dụng và hình ảnh dạng số (bitmap).
Kết nối: có nhiều loại kết nối để đồng bộ hóa tối ưu với mạng cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp từ có dây như Parallel (LPT), RS232 (COM), USB, LAN tới không dây như WAN (IEEE801.01).
MÁY IN MÃ VẠCH HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?
Máy in làm việc dựa vào sự đốt nóng của điểm nóng trên đầu in lên các bề mặt tem nhãn. Máy in mã vạch in theo dạng một chiều nằm ngang. Khi tem chạy ngang qua đầu in, đầu in sẽ định vị các điểm đốt nóng và làm chảy mực in, mực in sẽ bám vào tem nhãn và khô ngay lập tức.
Cảm biến của máy in (sensor) là một bộ nhận tín hiệu từ tia hồng ngoại nó phát ra. Nó là bộ phận dùng để hiểu kích thước cũng như chất liệu giấy. Cách để nó nhận ra kích thước giấy là khe hở bằng đế lắc-xin giữa 2 con tem (đối với chế độ “die cut label”) hoặc điểm đánh dấu ( chế độ “label with mark”). Một số máy in dòng công nghiệp có thêm các sensor khác như sensor phía cửa ra của tem nhãn để ứng dụng cho các chức năng peel-off, tear-off hoặc auto-cutter.
PHÂN LOẠI MÁY IN MÃ VẠCH
Việc phân loại máy in chủ yếu được dựa vào tốc độ in, kết cấu khung sườn và độ phân giải là chính. Để lựa chọn máy in phù hợp với ứng dụng của khách hàng, khách hàng phải hiểu rõ sản lượng tem in, chất lượng và chất liệu tem in. Vì thế, máy in mã vạch được nhà sản xuất phân ra làm 3 loại cơ bản:
MÁY IN MÃ VẠCH ĐỂ BÀN (DESKTOP PRINTER)
Là loại máy in nhỏ gọn, độ phân giải và tốc độ in nhỏ nhất trong các loại máy in mã vạch, chiều dài cuộn giấy thông thường là 50 mét.
Máy in mã vạch để bàn thường để ứng dụng trong môi trường văn phòng với sản lượng tem in ít như các cửa hàng thời trang, cửa hàng hoa quả hoặc siêu thị mini, điểm bán vé…
MÁY IN MÃ VẠCH CÔNG NGHIỆP (INDUSTRIAL PRINTER)
Máy in mã vạch công nghiệp nhẹ có cấu tạo hơi to, thường nắp phủ (cover) làm bằng nhựa plastic nên khối lượng trung bình. Tốc độ in vừa phải và hỗ trợ độ dài giấy lên tới 150 mét. Thường dùng trong môi trường kho vận, siêu thị lớn hoặc dùng cho chính phủ.
Máy in mã vạch công nghiệp nặng thì to hơn, khung sườn chắc chắn được cấu tạo bằng thép giúp nâng cao tốc độ in lên tối đa 13ips. Thích hợp trong các ứng dụng in tem mã vạch trong dây chuyền sản xuất với số lượng in hàng loạt cực kỳ lớn.
VẬT TƯ, PHẦN MỀM ĐI KÈM
Điểm đặc biệt khi sử dụng máy in mã vạch là dùng tem nhãn dạng cuộn (roll). Với cấu tạo này sẽ hỗ trợ tối đa việc kiểm soát in ấn, dễ bóc tách các con tem cũng như định số lượng tem cụ thể, tránh lãng phí.
Mực in mã vạch cũng được cấu tạo đặc biệt, mực in dạng cuộn và chất liệu in sẽ giúp mã vạch in ra đạt tiêu chuẩn về độ dài, độ nét. Điều này giúp máy quét mã vạch nâng cao tốc độ giải mã hơn các con tem in bằng công nghệ khác như laser hoặc phun.
Phần mềm in mã vạch cũng là một ứng dụng quan trọng để tạo ra chất lượng con tem như ý. Các phần mềm in mã vạch chuyên dụng nổi tiếng trên thị trường là
BarTender của SEAGULL hoặc Label Matrix của TEKLYNX.