Hôm nay :

Hotline: 0975236688

[tintuc]Bạn đang cần thay ribbon cho máy in mã vạch của mình nhưng chưa biết nên mua loại nào tốt nhất? Bài viết này sẽ giúp bạn có một lựa chọn sáng suốt, để lựa chọn ribbon in mã vạch tốt nhất cho mình, hoặc bạn có thể liên hệ ngay tới Hotline để được tư vấn hỗ trợ ngay 0937435656.



>>Xem thêm
Cách chọn mua ribbon mực in mã vạch tốt nhất
Cách lựa chọn chất liệu giấy in tem mã vạch tốt nhất

Phân loại ruy băng mực in mã vạch (ribbon)


Mực in (Ribbon) là một trong những phụ kiện máy in mã vạch, hay vật tư tiêu hao, cần thay thế, sau một thời gian sử dụng. Vì vậy, khi lựa chọn mực in mã vạch , bạn cần quan tâm đến loại máy in tem nhãn mã vạch đang dùng và chất liệu tem nhãn để có được chất lượng in tốt nhấ và chi phí phù hợp. Trên thị trường có 3 loại chính, nếu kỹ hơn có thể chia làm 7, nhưng ở bài viết này chúng tôi chia làm 3 là đủ.

Hỗn hợp mực nhiệt có cấu tạo gồm 3 thành phần cơ bản là chất làm màu mực carbon, chất sáp (Wax) dùng để làm chảy mực và chất nhựa dính (Resin) dùng để tăng độ kết dính của hỗn hợp mực trên vật liệu in. Hiện nay mực in mã vạch được cung cấp trên thị trường bao gồm 3 loại chính:

Ribbon Resin


Ruy băng mực Resin là loại Ribbon cho ra chất lượng in tốt nhất với độ kháng hoá chất, kháng nhiệt độ và chống mài mòn cao nhất. Do đó thường được sử dụng để in trên các chất liệu công nghiệp cần được lưu trữ lâu dài hoặc trong những điều kiện khắc nghiệt về môi trường như các nhãn dán trên những sản phẩm ở ngoài trời (Outdoors Labeling), các sản phẩm đông lạnh (Frozen Product Labels), nhãn dược phẩm (Pharmaceutical Labels), các nhãn dán trong những điều kiện áp suất, độ ẩm cao…



Thành phần cấu tạo của Ribbon Resin :
Chất liệu NHỰA chiếm tỷ lệ đa số, một phần nhỏ là chất liệu SÁP.
Nhiệt nóng chảy mực của Ribbon Resin rất cao, độ sệt và độ kết dính cũng rất cao.
Mực khi in ra cũng cứng rắn hơn nên khả năng chịu nhiệt độ, chịu mài mòn cao nhất, có thể bảo quản được lâu dài.
Ribbon Resin được ứng dụng rộng rãi trong ngành hoá chất ,ma sát cao ,dầu nhờn,cơ khí , điện tử …

Ribbon Wax


Ruy băng mực Wax là loại Ruy-băng có cấu tạo mực nhiệt đa phần là chất liệu sáp, một phần nhỏ là nhựa thông. Vì sáp chiếm đa số nên loại Ribbon Wax thuộc loại “nhẹ lửa”, tức chỉ cần một nhiệt lượng không cao lắm là đủ để có thể làm nóng chảy mực. Điều này tạo ra ưu điểm là làm tăng tuổi thọ của đầu in vì khi làm việc đầu in chỉ giữ 1 nhiệt lượng trung bình.Tuy nhiên vì chất liệu sáp mềm, độ kết dính không cao lắm nên chất lượng in chỉ ở mức trung bình hoặc khá.



Đặc điểm nổi bật :
Có giá thành tiết kiệm nhất, nó thích hợp cho các yêu cầu in nhãn sử dụng trong những điều kiện bình thường,không đặt nặng vấn đề về “sức chịu đựng”.
Dùng cho nhãn vận chuyển (Shipping Labels), nhãn kiểm soát hàng tồn kho (Inventory Control), thẻ treo (Hang Tags), nhãn sản phẩm với mục đích chung chung (General Purpose Labeling).
Ứng dụng rộng rãi trong hệ thống siêu thị ,nhà sách ,thư viện,công ty …

Ribbon wax/resin


Ruy băng mực wax/resin là loại Ruy-băng có cấu tạo mực nhiệt gồm 1 tỷ lệ pha trộn xác định giữa chất liệu SÁP và chất liệu NHỰA, trong đó nguyên liệu NHỰA chiếm tỷ lệ phần trăm cao hơn nhưng không phải là đa số.



Đặc điểm nổi bật :
Nhiệt nóng chảy của Ribbon WAX/RESIN cao hơn Ribbon WAX.
Chất liệu mực khi in ra giấy có độ rắn và độ kết dính cao nên chất lượng hình ảnh khi in ra cũng cao và có khả năng chịu được trầy xước, kháng hoá chất, hình ảnh được bảo quản lâu hơn.
Ribbon Wax/Resin được áp dụng để in mã vạch lên bao vải, máy móc, nhãn dược phẩm, nhãn sản phẩm đông lạnh, nhãn kiểm soát hàng tồn kho, thẻ treo, nhãn hàng hoá thường xuyên vận chuyển…
Ribbon Wax/Resin là loại cao cấp hơn được dùng rộng rải trong các công ty May mặc ,gốm sứ ,da giày ….

Tại sao nên chọn loại mực in (ribbon) chính hãng ?


Chất lượng mực : Về điểm này có lẽ ai cũng biết, mực chính hãng thì lúc nào chất lượng cũng hơn mực bơm. Vì các hộp mực, nhất là mực in phun, các loại mực tốt sẽ đi rất “ trơn ” qua đầu phun, còn loại mực kém sẽ bị lẫn nhiều tạp chất, không thể thoát hết khỏi đầu phun và các cặn bẩn lâu ngày sẽ tích tụ trong đầu phun, dưới tác động của áp lực mực lên đầu phun sẽ làm “tét” đầu phun.

Sự ảnh hưởng tới máy in : Nếu xài mực chính hãng đi theo máy thì không có gì để bàn, chỉ việc gắn nó vào. Còn hộp mực bơm bạn phải bỏ ra công sức mở ra đổ vào bình mực, chưa kể sau khi đổ mực xong gắn vào, do mực không tốt có thể bị tràn bên trong và làm hư luôn cả máy in.

Chất lượng, chi phí, số lượng bản in : Theo nhận xét nhiều người thì khi họ xài mực bơm, trang in ra thường hay bị mờ, chữ không nét, có những vết đen, hình ảnh xấu.Còn khi xài mực chính hãng thì lại ít khi xảy ra các trường hợp đó nên chi phí trang in được giảm đáng kể.

Ngoài ra ví dụ như bạn xài mực chính hãng, bạn có thể dùng hết hầu như hoàn toàn lượng mực trong hộp còn mực bơm thì không, bạn lúc nào cũng phải chừa lại thậm chí có khi thay mực mới khi còn tới 30% lượng mực thừa. Chưa kể mực chính hãng in được nhiều trang hơn khoảng 50% so với mực thường

Tác hại của việc dùng mực kém chất lượng


Việc dùng mực bơm, mực đổ lúc mua với giá rẻ hơn gấp nhiều lần so với mực chính hãng đã khiến người dùng thường hay chọn mua nhưng thực chất nó lại không kinh tế. Do lượng mực dư thừa không sử dụng được lại nhiều hơn và các tác hại ngầm khác như chi phí trang in cao vì phải in lại nhiều lần, chi phí sửa máy…làm cho bạn tốn nhiều tiền hơn thay vì chỉ cần mua hộp mực chính hãng.Ngoài ra mực bơm, không chính hãng còn gây tổn hại đến môi trường, gây ô nhiễm khu vực quanh máy in.

Vì vậy, chúng tôi khuyên bạn nên dùng ribbon in mã vạch chính hãng, để đảm bảo độ bền của máy, còn loại ribbon nào thì tùy nhu cầu sử dụng mà bạn nên cân nhắc. Nếu bạn còn có câu hỏi gì, xin liên hệ với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc tốt nhất, tận tình, chu đáo nhất: 0937435656


Nguồn: https://mayinmavach248.com/ruy-bang-muc-nao-tot-nhat-cho-may-in-tem-ma-vach/


[/tintuc]

[tintuc]Trên thị trường hiện nay có rất nhiều hãng sản xuất máy in tem nhãn mã vạch. Nếu bạn đang băn khoăn dùng máy in tem nhãn của hãng nào, thì bài viết này có thể giúp ích cho bạn. Trung tâm phân phối các thiết bị mã vạch tem nhãn chúng tôi xin giới thiệu top 10 thương hiệu lớn nhất được nhiều người ưa chuộng nhất.


Hãng máy in tem nhãn mã vạch Zebra


Zebra Technologies là tập đoàn toàn cầu có trụ sở chính tại Mỹ, chuyên sản xuất các loại máy in tem nhãn và công nghệ RTLS như máy in, RFID, phần mềm và các phụ kiện barcode. Các dòng máy in tem Zebra có mặt trên 196 các vùng lãnh thổ quốc gia trên toàn thế giới.



Sản xuất và phân phối độc quyền các dòng máy in tem nhãn để bàn và đặc biệt là các dòng máy công nghiệp chất lượng cao như Z4M, Z6M, S4M, ZM400, ZM600, ZT220, ZT230, ZT410, ZT420, 105 SL Plus với độ phân giải 203 dpi, 300 pdi và 600 dpi. Những dòng máy in khổ lớn lên đến 168mm bề rộng nhãn in, giải quyết mọi vấn đề khó khăn về tem nhãn cho các doanh nghiệp.

Hãng máy in mã vạch Datamax


Datamax O’Neil là công ty con của tổng công ty Dover, sản xuất các dòng máy công nghiệp, máy để bàn cũng như các dòng máy in di động. Các loại máy in mã vạch Datamax cung cấp các giải pháp in ấn tuyệt vời cho bất kì các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay các nhà máy công nghiệp nặng.



Đây là dòng máy lựa chọn thứ 2 sau dòng máy Zebra được công nhận bởi người tiêu dùng với những tính năng ưu việt.

Hãng máy in nhãn Sato


Thương hiệu được sản xuất và ưa chuộng hàng đầu tại Nhật Bản, với tính năng chịu khó và trí sáng tạo cao người Nhật đã cho ra dòng máy Sato không thể tuyệt vời hơn. Cấu hình mạnh mẽ, tốc độ cao sẽ đáp ứng mọi nhu cầu về in ấn, đặc biệt là sự bền bỉ, tinh thần cần mẫn giống như một Samurai đích thực.

Hãng máy in tem nhãn Godex


Godex được thành lập năm 1993 có trụ sở tại Đài Bắc – Đài Loan. Là một công ty kỹ thuật chuyên về thiết kế và in ấn tem nhãn mã vạch, có văn phòng đại diện ở Hoa Kỳ, Châu Âu và trên toàn thế giới.



Thương hiệu máy in nhãn Godex đã trở nên mạnh mẽ và có tiếng vang lớn, một lượng khách hàng tương đối cao, sản phẩm được thiết kế với giá cả phải chăng và đặc biệt đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng cao.

Hãng máy in mã vạch Toshiba


Toshiba chuyên đáp ứng nhu cầu in tem nhãn cho các nghành may mặc, giày da, nó hầu như in rất tốt trên chất liệu tem nhãn cứng, có độ dày cao in với chế độ in điểm đen – Black.



Máy in tem nhãn Toshiba được thiết với cấu hình mềm mại, ít phát ra tiếng ồn trong qua trình sử dụng nên rất được ưa chuộng trong các khu hành chính văn phòng, bệnh viện…

Hãng máy in mã vạch Citizen


Cũng là một dòng máy sản xuất tại Nhật Bản, bạn cũng biết rồi đấy, hàng Nhật cái gì cũng tốt, máy in barcode Citizen là một sự lựa chọn tương đối sáng suốt của bạn.


Hãng máy in mã vạch Argox – Đài Loan


Là dòng máy đi đầu trong lĩnh vực máy in để bàn, các dòng máy công nghiệp được người tiêu dùng đánh giá cao. Mặc dù đa số người Việt Nam chúng ta không thích gì hàng Trung Quốc hay Đài Loan nhưng khách quan xét về mặt kỹ thuật và chức năng thì dòng máy in tem nhãn Argox tương đối tốt. Có 02 loại đó là dòng máy để bàn tiện lợi và dòng máy in công nghiệp, phù hợp cho tất cả mọi túi tiền lớn và nhỏ.


Hãng máy in tem nhãn Sam sung Bixolon


Samsung Bixolon có 02 dòng sản phẩm chính, đó là dòng máy SLP T400 và được cải tiến phát triển lên thành dòng máy Bixolon SLP T403 với độ phân giải 300 dpi. Được sản xuất tại Korea, tính năng tương đối tốt, hệ thống senson di chuyển qua lại giúp cho việc lựa chọn tem nhãn cũng như khổ giấy được dễ dàng.



Bixolon barcode printer là một dòng máy gọn nhẹ chiếm rất ít diện tích không gian của bạn, tiếng ồn phát ra rất nhỏ cho nên đó được lựa chọn cho khối văn phòng. Khuyết điểm của dòng máy này là hoạt động với tần suất thấp, không thể sử dụng trong các nghành công nghiệp.

Hãng máy in tem nhãn TSC


Máy in tem nhãn TSC là dòng máy thứ 3 được sản xuất tại Đài Loan, được thành lập cách đây hơn 20 năm với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, dòng máy in công nghiệp sử dụng tương đối tốt nhưng dòng máy để bàn thì ngược lại. Thường phát sinh về vấn đề áp lực thu hồi cũng như tình trạng làm nhăn Ribbon sau một khoảng thời gian sử dụng.


Hãng máy in mã vạch Intermec


Máy in mã vạch Intermec phù hợp với mọi doanh nghiệp, tiết kiệm nhiều chi phí , cấu hình mạnh mẽ. Có 02 loại cho bạn chọn lựa : dòng máy để bàn và dòng máy công nghiệp, in truyền nhiệt trực tiếp và gián tiếp qua ribbon, khổ giấy tiêu chuẩn 110mm.



Các dòng máy in tem nhãn mã vạch hiện nay rất đa dạng, trên đây là 10 loại máy in tem nhãn tốt nhất có mặt trên thị trường Việt Nam hiện nay, mỗi dòng máy sẽ có một tính năng đặc trưng riêng do đó các bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi mua. Phân loại mục tiêu và nhu cầu in ấn để có một sự lựa chọn sáng suốt.

>> Xem thêm:
Cách chọn mua máy in mã vạch phù hợp để in nhãnNguồn https://mayinmavach248.com/top-10-thuong-hieu-may-in-ma-vach-tot-nhat-thi-truong/
[/tintuc]

[tintuc]Đầu in là một trong những thiết bị quan trọng nhất của máy in tem nhãn mã vạch, chất lượng máy in có tốt hay không phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng của đầu in. Đây cũng là bộ phận dễ xảy ra hỏng hóc, và hao mòn, và giá thành thay thế khá đắt. Vấn đề bảo hành đầu in cũng chỉ được áp dụng về mặt kỹ thuật chứ không áp dụng chế độ trầy xước đối với nó. Chính vì vậy, việc tìm hiểu và sử dụng đầu in tem nhãn mã vạch một cách hiệu quả là cần thiết đối với người sử dụng máy in tem nhãn mã vạch.


Đầu in mã vạch là gì ?


Đầu in mã vạch được làm thành từ hàng ngàn phần tử hay còn gọi là DPI (dot per inch), cứ 1 DPI là một điểm in trên một inch vuông, những điểm (dot) này phát ra nhiệt đốt nóng mực in mã vạch và thấm vào giấy decal bên dưới.

Đầu in mã vạch bị hư hỏng nghĩa là những con tụ, những điểm đốt như hạt cát đó bị chết, không thể dẫn nhiệt, những hạt cát đó bị xước giống như tấm gương bị xước, bị bay mất lớp phủ bên ngoài.
Thông số quan trọng nhất của máy in mã vạch là độ phân giải đầu in

Độ phân giải đầu in quyết định độ sắc nét của tem nhãn mã vạch. Độ phân giải hay sắc nét càng cao thì giá thành càng cao.



Độ phân giải của đầu in thông thường là 203 – 300dpi. Máy in tem mã vạch có độ phân giải này thường được sử dụng nhất đặc biệt trong bán lẻ, hay công nghiệp để in hàng loạt cho tem nhãn vận chuyển vì có chi phí thấp hơn và cũng có thể chạy ở tốc độ in cao nhất.



Còn đối những cơ sở cần tem nhãn in với độ chính xác cao, in tem nhãn nhỏ, hay mã vạch 2D, mã vạch in trên chất liệu đặc biệt hay được sử dụng trong môi trường khắc nghiệt… thì đầu in với độ phân giải lên tới 400 – 600 dpi sẽ được sử dụng.

Cách bảo quản và làm sạch đầu in


Giá trị của chiếc đầu in mã vạch có thể chiếm tới một nửa giá của 1 chiếc máy in tem mã vạch nhưng lại rất dễ bị hư hỏng trầy xước. Vì vậy việc bảo quản đầu in là rất quan trọng. Dưới đây là những lưu ý cho bạn khi bảo quản đầu in:
Mở bìa giấy và sau đó sử dụng bút làm sạch để làm sạch các đầu in theo hướng từ trung tâm đến các cạnh.
Sau khi làm sạch đầu in, không sử dụng máy in cho đến khi cồn bốc hơi hết (1 ̴ 2 phút) và máy in đã hoàn toàn khô.
Thực hiện quá trình làm sạch mỗi lần thay cuộn giấy để đảm bảo chất lượng in ấn.

Lưu ý:
Tắt nguồn máy in trước khi làm sạch.
Đầu in sẽ rất nóng trong quá trình in, nếu có ý định để làm sạch đầu in thì phải tắt nguồn điện và chờ khoảng 2 ̴ 3 phút trước khi bắt đầu vệ sinh đầu in.
Khi làm sạch đầu in, chú ý không để chạm vào phần trước của đầu in, cẩn thận không để cho đầu in bị xước hoặc bị hư hại trong quá trình vệ sinh.
Đầu in dễ bị tổn hại dưới tác động từ tĩnh điện.

>> Xem thêm: 10 cách kéo dài tuổi thọ đầu in – Cách bảo quản đầu in bền nhất

Cách nhận biết đầu in bị trầy xước ?


Việc nhận biết đầu in bị trầy xước rất đơn giản. Bạn chỉ cần quan sát con tem nhãn của bạn.

Nếu thấy có một lằn đường màu trắng làm đứt nét hoặc đứt chữ theo một hướng thẳng từ trên xuống dưới và nối liền nhau là đầu in bị xước.



Còn nếu đầu in một nửa thì in ra chữ còn một bên thì in ra không được, hoặc một đoạn nhỏ màu trắng theo chiều dọc con tem, hay nằm ở hai bên góc ngoài, đó là đầu in bị hư hỏng.

>> Xem thêm: Nguyên nhân khiến đầu in nhanh hỏng

Khi nào thì bắt buộc phải thay đầu in ?


Đầu in mã vạch chỉ được thay thế khi những bộ phận khác trong máy in của bạn còn hoạt động tốt, chỉ thay khi in ra chất lượng bản in không đẹp, mờ chữ, mờ nét, mất nét hoặc in ra không có gì, chỉ có một khoảng trắng mênh mông.

Lưu ý khi thay đầu in

Đầu in mã vạch là bộ phận quan trọng nhất của máy in, vì vậy bạn cần thay thế đầu in mã vạch chất lượng tốt, chính hãng. Sử dụng đồng bộ với máy in mã vạch để có được hiệu quả cao nhất và nâng cao tuổi thọ đầu in. Tránh sử dụng đầu in khác loại, đầu in chất lượng kém gây hỏng hóc máy in với chi phí sửa chữa tốn kém.

Để có được đầu in mã vạch chính hãng, bạn cần chọn nhà cung cấp uy tín trên thị trường. Tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng.
Thông tin liên hệ mua và thay đầu in mã vạch chất lượng

Nếu bạn muốn mua đầu in chính hãng, bảo hành đúng theo hãng, không sợ hàng trôi nổi, không rõ xuất xứ ngoài thị trường, thì hãy liên hệ với Trung tâm phân phối thiết bị mã vạch chúng tôi. Chúng tôi là đơn vị chuyên cung cấp các thiết bị mã vạch như máy in tem nhãn mã vạch, máy in hóa đơn bill, máy quét mã vạch, máy in thẻ nhựa, và các linh phụ kiện đi kèm chính hãng.

Trung tâm phân phối thiết bị mã vạch F5C: Hotline Tư vấn 24/7: 0937435656


[tintuc]Đầu in (printhead) là bộ phận quan trọng của máy in mã vạch tem nhãn, nó quyết định đến độ sắc nét của tem, chất lượng in ấn của máy. Vì liên tục tiếp xúc, hoạt động, … nên đầu in mã vạch sẽ rất mau bị mòn. Dưới đây là các yếu tố khiến đầu in nhanh hỏng bạn cần biết để tránh làm giảm tuổi thọ của đầu in.

>> Bạn có thể xem thêm 10 cách kéo dài tuổi thọ đầu in


Các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền của đầu in


Cách xác định tuổi thọ của đầu in


Tuổi thọ đầu in được đo bằng hàng triệu inch tuyến tính in được. In ấn càng nhiều, thì tuổi thọ đầu in càng giảm. Khối lượng in chỉ là một biến xác định tuổi thọ đầu in. Ngoài ra tuổi thọ đầu in còn bị ảnh hưởng bởi yếu tố ribbon. Thường đầu in được bảo hành 6 tháng hoặc 500.000 – 1 triệu inch.

Các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền và tuổi thọ của đầu in bao gồm:

Yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, bụi bẩn, … luôn giữ cho mọi thứ sạch sẽ, không bám bụi bẩn, và đặt trong môi trường khô ráo, sạch sẽ…
Yếu tố người dùng như cài đặt, vệ sinh, … Bạn cần vệ sinh đúng cách, cũng như cài đặt các thông số sao cho nhiệt độ thấp nhất mà vẫn chất lượng in vẫn chấp nhận được.

Các lỗi thường gặp làm đầu in nhanh mòn, hỏng


Những lỗi cơ bản mà người dùng thường hay mắc phải khi sử dụng máy in mã vạch, tem nhãn làm ảnh hưởng tới đầu in của máy:

  • Chỉnh nhiệt độ đầu in quá cao so với mặc định của máy. Thông thường khi sử dụng loại giấy không bám mực, hoặc kém chất lượng… khách hàng thường chọn giải pháp tăng nhiệt độ đầu in. Sử dụng đầu in nhiệt ở nhiệt độ cao trong thời gian dài dẫn đến hỏng đầu in. Tốt nhất bạn nên sử dụng giấy in có chất lượng đảm bảo và phù hợp với máy in.
  • Tốc độ in quá cao cũng ảnh hưởng đến tuổi thọ của đầu in, trừ trường hợp in gấp, chỉ nên in trong thời gian ngắn.
  • Giấy in tem nhãn, mực in bị bám bụi bẩn, đất cát… cũng gây ra trầy xước đầu in.
  • Thiết kế tem nhãn, mã vạch với độ phủ mực dầy đặc cũng ảnh hưởng đến tuổi thọ đầu in.
  • Giấy in nhiệt không cần ribbon cũng là 1 nguyên nhân làm xước đầu in.
  • Môi trường đặt có nhiều bụi bẩn.
  • Đầu in không được vệ sinh thường xuyên, hoặc vệ sinh không đúng cách.


Trên đây là những nguyên nhân gây trầy xước, hư hỏng đầu in người dùng nên nắm được. Đầu in là bộ phận rất nhạy cảm, nên chúng ta cần biết cách sử dụng để tránh làm hư hỏng, vì khi bị hư chỉ có thể thay mới, mà giá cả không hề rẻ. Nếu bạn có trục trặc gì về đầu in, hay cần tư vấn, mua đầu in mã vạch chính hãng giá rẻ nhất, liên hệ ngay với chúng tôi qua số điện thoại: 0937435656 .


Nguồn https://mayinmavach248.com/nguyen-nhan-khien-dau-in-nhanh-hong/


[/tintuc]

[tintuc]

Đầu in của máy in tem nhãn là thiết bị đắt tiền nhất và nhanh hao mòn nhất. Vậy làm thế nào để bảo vệ và kéo dài tuổi thọ đầu in? Bạn hãy thuộc lòng 10 nguyên tắc dưới đây để giúp kéo dài tuổi thọ của đầu in, giữ cho đầu in bền lâu và cho hiệu quả tốt nhất.



  • Sau mỗi lần thay giấy in và ribbon cho barcode printers, bạn nên lau chùi với cồn và vải mềm để làm sạch đầu in, loại bỏ những cặn mực hay cặn giấy vương sót lại trên đầu in, làm đầu in trở nên trơn tru, như ban đầu.
  • Thao tác lắp ribbon đúng cách và đúng quy trình. Việc lắp ráp không đúng cách sẽ làm cho đầu in không hoạt động đúng, dẫn tới nhanh hỏng.
  • Bảo quản giấy in trong môi trường sạch sẽ. Giấy in bị bụi bẩn, ẩm mốc, thì khi đầu in tiếp xúc lên giấy in sẽ làm đầu in nhanh bẩn, và ô xi hóa.
  • Bảo đảm giấy và ribbon ở cùng nhiệt độ phòng trước khi in. để tránh việc đầu in chịu nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, gây ra nhanh hỏng.
  • Chỉ sử dụng ribbon chính hãng, để tránh những rủi ro mà những mực in trôi nổi bên ngoài sẽ gây hại cho đầu in của bạn.
  • Luôn giữ sạch ở các bộ phận của máy in tem mã vạch để tránh xước sát làm hỏng đầu in.
  • Không tự ý dùng dụng cụ lạ nào để lấy giấy kẹt ra khỏi máy
  • Luôn chỉnh leveling cam màu xanh khi thay đổi kích cỡ giấy.
  • Đảm bảo bề rộng của ribbon phải lớn hơn từ 1/8” đến 1/4”.
  • Đóng nắp máy in để tránh bụi bẩn hay vật thể lạ rơi vào cuộn giấy/ribbon gây ảnh hưởng tới đầu in.


Nếu bạn cần tư vấn thêm về bất cứ vấn đề nào xoay quanh thiết bị tem nhãn mã vạch, đừng ngần ngại hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn cụ thể, nhiệt tình: 0937435656
Nguồn https://mayinmavach248.com/10-cach-keo-dai-tuoi-tho-va-bao-ve-dau-in-ben-nhat/

[/tintuc]

[tintuc]Máy in tem mã vạch sau khi sử dụng một thời gian, thấy tem nhãn in ra bị mờ, hoặc nhăn mực. Lúc này bạn sẽ làm thế nào đây? Gọi ngay cho thợ sửa chữa đến? Hãy khoan, đừng vội, bạn có thể xem xét vấn đề trước đem đi sửa máy in tem mã vạch bị nhăn mực, hoặc bị mờ, …


Nguyên nhân vì sao máy in mã vạch bị nhăn mực


Sau khi dùng một thời gian, đầu in và trục cuốn bị mòn, khiến cho thông tin trên tem nhãn không được rõ nét như trước. Trong trường hợp đó, người sử dụng phải tăng độ đậm (nhiệt độ đầu in darkness) lên gần mức tối đa, để in được rõ nét, điều này sẽ làm đầu in phát ra một nhiệt lượng lớn, làm cho ribbon bị kéo căng, dẫn đến nhăn mực, có khi băng mực bị đứt..

Nếu đầu in xuất hiện chấm trắng bên trong thanh màu đen, nghĩa là đầu in mã vạch đã bị xước.



Lưu ý: Hiện tương này thường xuyên xuất hiện ở máy in mã vạch để bàn.

Cách khắc phục máy in mã vạch bị nhăn mực


Giảm độ đậm Darkeness sao cho ribbon không còn bị nhăn, và chỉnh lại trục cuốn cho cân bằng.

Nếu làm cách này mà thông tin trên tem nhãn vẫn bị mờ, thì bạn cần phải thay đầu in, vì lúc này đầu in của bạn đã bị quá mòn, không còn đủ nhiệt độ in.

Nếu sau khi làm giảm độ đậm Darkness , và chỉnh lại trục cuốn mà nhãn in ra vẫn bị nhăn, thì bạn cần phải thay cả trục cuốn và đầu in.

Lưu ý: đối với máy in mã vạch công nghiệp thì việc thay trục cuốn là ít xảy ra vì loại máy đó cho phép nâng trục cuốn lên sao cho cân bằng, không như máy in mã vạch để bàn có trục cuốn cố định nên dễ phải thay hơn.

Lưu ý khi sử dụng máy in mã vạch


Như vậy, máy in mã vạch để bàn giá rẻ thường hay xảy ra hiện tượng tem nhãn nhăn mực, hay bị mờ, vì thế, quý khách cần lưu ý các điều sau để chiếc máy in của mình tránh xảy ra hiện tượng trên.
Không nên sử dụng giấy in decal bạc cho máy in mã vạch để bàn để in số lượng nhiều và liên tiếp vì độ bóng và độ dày của loại giấy in này dễ làm cho các phụ kiện máy in của bạn bị mòn. Khi sử dụng giấy in decal xi bạc, thì bạn phải dùng với ribbon resin, đòi hỏi nhiệt độ cao.
Mỗi lần thay cuộn nhãn, (và băng khi sử dụng máy in chuyển nhiệt), làm sạch bụi bẩn, và các mảnh vụn bên trọng máy và làm sạch đầu in mã vạch

Nếu các hướng dẫn trên không giải quyết được vấn đề của bạn, vui lòng gọi cho chúng tôi theo số 0937435656 để được trợ giúp.

[tintuc]Trên thị trường hiện nay có vô vàn loại băng mực hay ruy băng (ribbon) cho máy in mã vạch, rẻ có, đắt có, hàng chính hãng, hàng trôi nổi trên thị trường không rõ nguồn gốc cũng có. Vậy làm thế nào để bạn có thể chọn mua được loại băng mực in mã vạch tốt nhất, phù hợp với nhu cầu? Bài viết này sẽ giúp bạn lựa chọn được loại ruy băng mực in tốt nhất, vừa đảm bảo chất lượng, vừa phù hợp với máy in tem mã vạch mà bạn đang dùng.

Các thông số cần xem xét khi lựa chọn mua băng mực in (ribbon)

Dưới đây là 5 thông số bạn cần xem xét khi chọn mua ribbon cho mình:

Độ dài ribbon in

Độ dài tương đương với đường kính lớn nhất của cuộn. Tất cả máy in đều có một giá trị đường kính lớn nhất.
Datamax E Class: 361″ (110m)
Datamax I Class: 1968″(600m)
Datamax M Class: 1476″ (450m)
Datamax W Class: 1509″ (460m)

Mặt mực (In/Out)

Bề mặt phủ mực In hoặc Out không thể thay thế cho nhau, nhưng phụ thuộc vào dạng của Ribbon Supply Hub. Máy in Datamax sử dụng dạng Ribbon Supply Hub là In. Máy Zebra sử dụng dạng ink outside, Sato là ink inside….
Độ rộng ribbon chỉ nên lớn hơn độ rộng tem một khoảng nhỏ (bao gồm phần rìa) để bảo đảm sự an toàn cho đầu in nếu ta in ribbon bằng y chang giấy thì 2 mép rìa phần giấy và ribbon không tiếp xúc hoàn toàn làm mau hư, mau mòn đầu in. Đảm bảo ribbon lớn hơn giấy in từ 1/8″ đến 1/4″. Ví dụ tem nhãn rộng 2.5inch thì yêu cầu độ rộng ribbon là 3inch.

Ribbon type


Có 3 loại ribbon chính:


Ribbon Wax
Ưu điểm của loại mực này : khách hàng sử dụng ruy băng mực Wax có thể hạ nhiệt độ đầu in xuống thấp, nhờ đó mà có thể làm tăng tuổi thọ đầu in. Đây cũng là loại mực có giá thành thấp nhất trong các loại mực in
Nhược điểm : mực Ribbon Wax có độ chống trầy xước, kháng hoá chất dung môi trung bình, đây cũng chính là lý do mà khách hàng không nên sử dụng để in da, vải, kim loại.
Ribbon Wax/Resin
Ưu điểm nổi bật: loại mực này có khả năng chịu được việc xóa các vết bẩn, chịu được nhiệt độ và độ ẩm trong thời gian dài mà chất lượng hình ảnh in ra vẫn luôn đảm bảo, có thể chống lại một số hóa chất nhẹ.
Nhược điểm: Giá thành cao hơn Ribbon Wax.
Ribbon Resin
Ưu điểm : lợi thế nổi trội của loại mực ruy băng mực in Resin chính là có chất lượng in bền và chịu được hầu hết các loại hóa chất và điều kiện khắc nghiệt nhất của môi trường như nhiệt độ, áp suất, độ ẩm,…
Nhược điểm : Giá thành tương đối cao (cao nhất trong số các loại mực in).

Kích thước lõi Ribbon

Xem xét đường kính lõi cho loại máy in mã vạch đang sử dụng, Một số máy yêu cầu ribbon phải có xẻ rãnh 2 đầu.
Datamax E Class: 0.5inch(13mm)
Datamax I Class: 25.6mm +-.2mm
Datamax M Class:25.6mm +-.2mm
Datamax W Class: 25.6mm +-.2mm
Kiểm tra chắc chắn rằng ribbon được thiết kế phù hợp với loại máy in hiện có như một vài lõi đặc biệt phù hợp vừa khít với hệ cơ chuyền ribbon.

Khả năng chịu ánh sáng của ribbon

Bản in được kiểm tra dưới nắng để kiểm tra cho yêu càu độ bền thực tế, màu đen rất bền khi phơi nắng, độ nhạt thay đổi không đáng kể trong 6 tháng. Ribbon màu bị nhạt nhiều hơn, ít hơn 1 tuần. Tuy nhiên các loại và kiểu của ribbon resin chịu được nắng tới 1 năm.

Các yếu tố về nguồn gốc, chất lượng ruy băng mực in ribbon

Trong khi sử dụng máy in mã vạch, việc dùng mực không rõ nguồn gốc, trôi nổi trên thị trường với giá rẻ thấp hơn nhiều so với mực chính hãng lại gây cho bạn nhiều tổn thất nghiêm trọng. Cụ thể là với những loại mực không chính hãng, mực hay bị chết nhanh hơn sau một thời gian dùng không hết, mực nhanh bị phai làm cho các thiết bị đọc mã vạch không nhận dạng được mã vạch,…chưa kể đến việc, khi dùng mực in không chất lượng còn làm cho hỏng đầu máy in của bạn (do mực chưa nhiều cặn, …). Vì vậy, khi chọn mực, khách hàng cần phải xem nguồn gốc xuất xứ, chất lượng mực ra sao.

Loại mực chính hãng: Là loại mực do chính hãng sản xuất cung cấp. Loại mực này mặc dù rất đắt nhưng khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng vì đảm bảo chất lượng bản in, tiết kiệm chi phí và thân thiện với môi trường.
Loại mực in tương thích: Là loại mực do bên thứ 3 sản xuất và được công nhận là hợp pháp.
Loại mực nạp cho máy in: là loại mực nạp theo từng lần

Một số loại ribbon mực in chất lượng tốt thường sử dụng

Ribbon in mã vạch Armor Wax AWR8 – dòng sản phẩm Wax tốt nhất được sản xuất bởi tập đoàn Armor.



AWR ® 8 tăng cường phạm vi sáp ARMOR, bao gồm thị trường hàng đầu của AWR ® và AWX ® chất lượng mực cung cấp chất lượng in tuyệt vời của picket mã vạch, văn bản rất nhỏ, nhân vật lớn và biểu tượng, một bóng tối lên đến 2.1 ( ODR). cấu trúc ribbon cho phép in trên tất cả các các loại giấy tờ. Tính năng này làm cho băng rất cao nên thị trường tiêu chuẩn ghi nhãn in cũng có thể vào khác nhau tổng hợp hình ảnh in cung cấp khả năng chịu nhiệt lên đến
60 ° C.

Những đặc điểm này vẫn còn ở tốc độ lên đến 300 mm / s (12 ips), và với 200, 300 và 600 đầu in DPI.

Mực in wax sử dụng tốt với các loại tem nhãn decal chất liệu giấy. Ribbon wax cho chất lượng in trung bình với khả năng chịu mài mòn tốt nhưng kém chống trầy xước, va quẹt.

Đặc điểm

  • Sử dụng năng lượng đầu in thấp, giúp kéo dài tuổi thọ đầu in
  • Chịu mài mòn tốt
  • Chống trầy xước : thấp
  • Mật độ in cao
  • Đáp ứng tốc độ in: trung bình
  • Phủ lớp chống tĩnh điện bảo vệ đầu in
  • Kích thước: 110mm x 300m (hoặc kích thước khác theo yêu cầu)
  • Sử dụng cho các dòng máy: Argox, Zebra, Bixolon, Datamax, Sato, Godex, TSC…
  • Hình thức in: Mặt trong (Face In), mặt ngoài (Face Out)
  • Thích hợp sử dụng: Môi trường trong nhà, Nhà sách, Bán lẻ, Siêu thị, Kho…
  • Chất liệu phù hợp: Giấy Decal Avery, Decal Fasson, Decal PVC mặt nhám…

Ribbon Wax ARMORE AWR8 110MM x 300M cho CLS621/631/700

Ribbon wax AWR8 110mm x 300m dùng cho máy in mã vạch Citizen CL-S621/631/700 (Lõi nhỏ ½ inch, dùng cho giấy thường).
Ribbon wax ARMORE AWR8 110MM x 300M cho E CLASS MARK III

Ribbon wax Armore AWR8 110mm x 300m dùng cho dòng máy in tem nhãn Datamax E Class Mark III (Lõi lớn 1 inch, dùng cho giấy thường)

Ribbon resin ARMORE AXR7 110MM x 300M cho E CLASS MARK III
Ribbon Resin AXR7 110mm x 300m dùng cho máy in mã vạch Datamax E Class mark III (Lõi lớn 1 inch, dùng cho giấy PVC xé không rách, không thấm nước)

Và rất nhiều loại ribbon khác, quý khách vui lòng xem tại đây

>> Có thể bạn quan tâm
Cách lựa chọn chất liệu giấy in tem mã vạch tốt nhất

Nếu có điều gì thắc mắc cần giải đáp, quý khách có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp: 0937435656
Nguồn https://mayinmavach248.com/cach-chon-mua-bang-muc-in-ma-vach-tot-nhat/
[/tintuc]

[tintuc]Máy in mã vạch thường dùng vật liệu chính là giấy, ngoài ra, còn có một số vật liệu in khác như nhựa tổng hợp (loại giấy dai), giấy bạc, giấy nhôm, các loại film, da mỏng… Với mỗi loại sản phẩm, yêu cầu về tem nhãn lại khác nhau, nhất là đối với những mặt hàng đặc biệt, hay sử dụng ở môi trường khắc nghiệt. Bài viết này sẽ giúp bạn lựa chọn chất liệu giấy in tem nhãn mã vạch tốt nhất để sử dụng.



Tầm quan trọng của việc lựa chọn đúng chất liệu giấy in tem


Nhãn hiệu rất quan trọng cho bất kỳ sản phẩm nào, vì nó là thương hiệu, là bộ mặt của sản phẩm, nhãn hiệu có chất lượng mới tạo được ấn tượng tốt, và hấp dẫn với người mua.

Yêu cầu về chất lượng tem nhãn đối với mỗi ngành hàng

Yêu cầu về chất liệu in tem nhãn mã vạch cũng khác nhau đối với từng sản phẩm. Ví dụ:
  • Đối với các sản phẩm là thực phẩm, thì tem in sẽ phải chịu các môi trường khác nhau, như độ ẩm cao, nhiệt độ thấp, …. Ngoài ra, phải có độ dính cao để bám chắc vào các bề mặt cong, hay nhựa tổng hợp OPP, PP, PET, PA, nylon …, nên giấy in PVC dai, không rách thường được sử dụng.
  • Đối với những sản phẩm xe hơi, xe máy, đồ điện tử, …. phải chịu nhiệt độ cao, và môi trường khắc nghiệt thì giấy decal PVC bạc là sự lựa chọn lý tưởng.
  • Mặt hàng nước giải khát, rượu bia, thuốc lá, … thì đòi hỏi chất liệu giấy in nhãn phải có độ dính cao, và chịu nhiệt độ thấp.
  • Các sản phẩm tiêu dùng như xà phòng, xà bông, dầu gội, sữa tắm, nước hoa, mỹ phẩm,… thì yêu cầu tem nhãn in phải chịu được nước, dầu, hóa chất…
  • Ngoài ra, muốn có nhãn hiệu trong suốt có màng trong, thì đòi hỏi giấy in nhãn phải trong suốt, chịu tia cực tím,…
  • Các sản phẩm chứa hóa chất, như sơn, dầu nhớt, dầu hỏa, thuốc nông nghiệp, …. thì nhãn phải có lớp bề mặt, và keo chịu nước, hóa chất, bền ở điều kiện ngoài trời.
  • Trong phòng thí nghiệm thì tem nhãn phải chịu được quá trình vô trùng, bám dính tốt, trên bề mặt cong của ống nghiệm, ….
  • Sản phẩm trong công nghiệp, tường dùng nhãn chứa nhiều thông tin thay đổi (Variable Infomation Printing – VIP) có thể là nhãn trơn hoặc đã in sẵn nội dung. Chúng được in thêm các nội dung thay đổi, bằng nhiều kiểu in như in kim, in laser, in phun, in nhiệt trực tiếp, in nhiệt gián tiếp, … Nhãn này cần chịu được nhiệt độ cao, độ ẩm cao, cào xước, và tia cực tím
  • Nhãn cho kho vận không cần bền nhưng phải chịu được cào xước tốt. Nhãn cho văn phòng thì chỉ cần decal giấy in thường…


Mỗi loại sản phẩm lại cần nhưng yêu cầu khác nhau về chất liệu giấy in, bạn cần hiểu rõ yêu cầu tem nhãn mình cần để có sự lựa chọn hợp lý.

Các thông số cần quan tâm khi lựa chọn chất liệu giấy in tem nhãn


Khi lựa chọn chất liệu giấy in tem, bạn cần chú ý đến các thông số sau:

Kích thước lõi giấy in: Bạn cần chú ý đến kích thước lõi giấy, vì mỗi một model máy in tem nhãn đều có thông số kích thước lõi riêng. Ví dụ như kích thước đường kính lõi bên trong là 1inch đối với dòng Datamax E Class, 1,5 inch hoặc 3 inch nếu là Datamax M-Class, I-Class, W-Class… Bạn nên xem thông số này trên brochure của máy in mã vạch của bạn trước khi tìm mua giấy.

Giấy cuộn mặt trong (face-in) hay mặt ngoài (face-out): Thường thì bạn nên chọn giấy cuộn mặt ngoài

Kích thước tối đa của giấy cuộn hay giấy dạng xếp:

Ví dụ:

Datamax E-Class: 0.375 – 24″ (9.52-609.6 mm)

Datamax I-Class: 0.25″ – 99″ (6mm – 2475mm)

Datamax M-Class: 0.25″ – 99″ (6mm – 2475mm)

Datamax W-Class: 0.5” – 99.99” (12.7 mm – 2539.7 mm)

Các chức năng phụ in nhãn với giấy dạng tập xếp, thì tương thích với hầu hết các máy in

Lựa chọn giấy in chính hãng để đảm bảo chất lượng tem nhãn tốt nhất, bảo vệ đầu in, máy in.

Chất liệu tem nhãn: Nhãn được thiết kế để dễ dàng tiếp nhận với việc thay đầu in. Việc chọn lựa chất liệu tem nhãn thường phụ thuộc vào ứng dụng

Các loại chất liệu giấy in tem nhãn mã vạch

Giấy in tem nhãn gồm có các loại giấy decal sau:

Loại giấy in tem nhãn decal thông thường




Nhãn Decal (Sticker) giấy là loại Decal được dùng phổ biến rỗng rãi nhất bởi sự đa dạng, dễ sử dụng và quan trọng nhất là đáp ứng được nhu cầu đại đa số người sử dụng với giá cả hợp lý. Decal giấy thường in tem được sử dụng rộng rãi trong việc dán nhãn hàng hóa tiêu dùng, giá bán, quy cách, thông tin sản phẩm… áp dụng cho việc quản lý, theo dõi hàng hóa trong các hệ thống kho, siêu thị, nhà hàng…

Loại giấy in tem nhãn mã vạch decal PVC


Là loại Decal có độ bền cao, dẻo dai, tuổi thọ sử dụng lâu dài, hài hòa giữa hai yêu tố chất lượng và giá cả Nhãn Decal PVC là loại Decal có chất liệu bền,dẻo dai, chịu được va quệt khi vận chuyển. Nhãn Decal PVC được sử dụng dán nhãn, đóng gói sản phẩm có điều kiện sử dụng và di chuyển chịu nhiều va chạm. Nhãn cũng được bế hình dạng, quy cách, mầu sắc.. theo như Decal giấy và sử dụng mực in mã vạch (Ribbon) để in.


Loại giấy in tem nhãn decal satin


Satin hiện đang sử dụng rất ưa chuộng trong ngành may mặc, giầy da, do có tính chất mềm, dẻo, có thể giặt vò, là, hấp mà không bị biến dạng hoặc giảm tính chất sử dụng. Tem được sử dụng ghi quy cách, thông tin và trang trí cho các sản phẩm đòi hỏi tính chất mỹ thuật cao. Thông thường mực in sử dụng cho tem Satin thường là loại có chất lượng tốt.


Loại giấy in tem nhãn decal bạc (mạ thiếc)


Nhãn Decal bạc được sử dụng đáp ứng những ngành nghề tạo ra những sản phẩm cao cấp, mang tính chất kỹ thuật như điện tử, điện lạnh, máy móc cơ khí…. Đặc điểm lớn nhất của tem bạc là có độ bền rất cao, chịu đựng tốt thời tiết khắc nghiệt và ít khi bị thoái hóa trong quá trình sử dụng. Tem bạc được in với mực in có chất lượng cao sẽ tao ra những con tem có thể sử dụng tới hàng chục năm.


Vì sao nên chọn mua giấy in tem nhãn của chúng tôi


Giấy in tem nhãn do chúng tôi cung cấp có độ dài đủ, đạt chuẩn với khổ giấy 30 mét x khổ 80 mm, trong khi đó trên thị trường phổ biến giấy 20 – 25 mét x khổ 75-80 mm

Giấy in tem do Thiết bị tem nhãn mã vạch chúng tôi cung cấp luôn có độ mịn, láng bóng, chữ in sắc nét và có độ bền lên tới 5-7 năm, trong khi đó, trên thị trường trôi nổi loại giấy Trung Quốc nhưng dán tem Japan, chỉ lưu được 3-5 tháng.

Cuộn giấy được đóng gói theo dây chuyền hiện đại, chắc chắn, phẳng 2 đầu, lõi giấy cứng và có vỏ bọc bạc cứng phía ngoài. Trong khi đó giấy trên thị trường rất xốp, bề mặt không trắng, không mịn và đóng gói cuộn giấy không chặt.

Giấy in mã vạch: tùy thuộc vào kích thước sản phẩm, khách hàng có thể đặt giấy in mã vạch được chia theo khổ giấy phù hợp với sản phẩm.

Ngoài ra chúng tôi cam kết:

  • 100% giấy được nhập ngoại : Đức, Nhật Bản… lưu mực 5-7 năm không phai mực
  • Độ dài đảm bảo 100% theo thông số – cam kết hoàn lại tiền nếu thiếu
  • Chất lượng bản in cực tốt – hài lòng mọi khách hàng khó tính nhất


Liên hệ ngay để được tư vấn : 0937435656

[tintuc]Hiện nay máy in tem nhãn mã vạch bằng 2 phương thức phổ biến in trực tiếp (direct thermal) và in truyền nhiệt, hay chuyển nhiệt (transfer thermal). Trong 2 loại này, chúng ta nên chọn phương thức in tem nhãn nào để đảm bảo nhu cầu của mình? Quý khách có thể tham khảo tại bài viết này để có sự lựa chọn phù hợp nhất với mình.

>>Xem thêm: Tìm hiểu các phương pháp in mã vạch


Xem xét lại nhu cầu in mã vạch của mình

Trước khi bạn quyết định xem có nên chọn một máy in nhiệt trực tiếp hay in truyền cần xem xét các câu hỏi sau:

  • Bạn có cần in màu hay không?
  • Tem nhãn bạn cần có yêu cầu có thời gian sử dụng trên 1 năm không?
  • Bạn cần in mã vạch mật độ cao?
  • Tem nhãn nhãn có phải chịu nóng hoặc ánh sáng mặt trời không?
  • Tem nhãn có dễ bị cọ xát, trầy xước không?
  • Bạn cần in trên nhiều chất liệu khác nhau (ví dụ như giấy tờ, phim ảnh và lá)?


Nếu bạn trả lời “có” cho bất kỳ câu hỏi trên thì bạn nên xem xét việc đầu tư máy in chuyển nhiệt hơn là trực tiếp nhiệt.

Ưu và nhược điểm của 2 phương thức in nhiệt trực tiếp và in truyền nhiệt

Đặc điểm của 2 phương thức in này, bạn có thể xem tại bài viết: Tìm hiểu về máy in mã vạch.

Máy in nhiệt trực tiếp (Direct thermal)




Ưu điểm:

  • Tiết kiệm mực in
  • Chi phí thấp hơn
  • Sử dụng dễ dàng hơn


Nhược điểm

  • Nhanh giảm tuổi thọ đầu in do tiếp xúc nhiệt trực tiếp
  • Giấy cảm nhiệt dễ bị trầy xước do va chạm với các vật sắc nhọn
  • Chất lượng tem in không được sắc nét như in chuyển nhiệt, và nhanh bị mờ, trầy xước, …
  • Mực in bị giới hạn màu đen


Bởi các ưu và nhược điểm của mình, phương thức in nhiệt trực tiếp phù hợp cho ngành công nghiệp thực phẩm vì hầu hết các mặt hàng đều được lưu trữ, bảo quản tránh nhiệt và ánh sáng mặt trời, và thời hạn sử dụng nhãn là ít hơn 1 năm

Máy in chuyển nhiệt, truyền nhiệt (Thermal transfer)




Ưu điểm

  • Khắc phục vấn đề mau mòn và giảm tuổi thọ của đầu in
  • Chất lượng tem in ra được nâng cao và có độ bền
  • Giấy cảm nhiệt ít bị hư hỏng
  • Không giới hạn màu mực, vật liệu in (có thể in trên giấy, phim ảnh, và thậm chí cả chất lá)


Nhược điểm

  • Phải thay băng mực thường xuyên nếu in nhiều
  • Giá thành đắt hơn
  • Lựa chọn chất liệu in và ribbon khắt khe hơn nếu muốn đảm bảo chất lượng và hiệu suất, chất lượng in ra


Phương pháp in truyền nhiệt lý tưởng cho các mã vạch mật độ cao và các nhãn hiệu đòi hỏi tuổi thọ.

Gợi ý một số máy in mã vạch được tin dùng nhất hiện nay


Để quý khách dễ dàng hơn trong việc lựa chọn loại máy in tem nhãn phù hợp với mình, Chúng tôi xin giới thiệu một số model máy in tem mã vạch được tin dùng nhất hiện nay với chất lượng và giá cả phải chăng.

Máy in tem mã vạch Zebra ZT230 được ứng dụng in tem nhãn phụ trong các hệ thống bệnh viện, hệ thống siêu thị và trung tâm vận chuyển phân phối hàng xuất nhập khẩu.



Là dòng máy in tem mã vạch Zebra công nghiệp, ZT-230 tiết kiệm không gian với thiết kế thanh lịch, thiết lập dễ dàng, giao diện người dùng trực quan và dễ bảo trì.

  • Tốc độ in: 152mm/s
  • Độ phân giải: 203 dpi / 300 dpi
  • Bộ nhớ: 128 MB Flash ,128 MB DRAM
  • Độ rộng tối đa có thể in: 104 mm


Máy in mã vạch Datamax I-4212 Mark II (I-4212e) là dòng máy in mã vạch công nghiệp, với tốc độ lên tới 12in/s (~304mm/s), với cấu hình mạnh mẽ nên được ứng dụng trong các ngành sản xuất công nghiệp, bệnh viện, vận tải, hậu cần,…



I Class I-4212 Mark II (I-4212e) là máy in tem mã vạch Datamax, thuộc dòng công nghiệp, có các đặc điểm chính sau:

  • Công nghệ in nhiệt, độ phân giải 203dpi,
  • Tốc độ in 12 inches/giây, bề rộng nhãn tối đa 104mm,
  • Bộ nhớ 32MB DRAM, 64MB Flash
  • Ribbon sử dụng: side in và side out
  • Cổng kết nối USB, Parrallel, RS232


Datamax M-4206 Mark II (M-4206e) là loại máy in mã vạch công nghiệp, với tốc độ lên tới 152mm/s, mạnh mẽ, bền bỉ, chính xác. Máy sử dụng phương thức in nhiệt trực tiếp, có tùy chọn in truyền nhiệt.



Máy in mã vạch Datamax M Class M-4206 Mark II (M-4206e) có các đặc điểm sau:

  • In nhiệt, độ phân giải 203dpi
  • Tốc độ in 6 inches/giây, bề rộng nhãn tối đa 108mm,
  • Bộ nhớ 16MB DRAM, 8MB Flash.
  • Hỗ trợ ribbon side in và side out


Máy in tem mã vạch Citizen CL-S321 là máy in tem mã vạch Citizen sử dụng công nghệ in nhiệt trực tiếp và gián tiếp thông qua ribbon một cách dễ dàng và thân thiện Citizen CL-S321 có các tính năng vượt trội như sau:



  • Phương thức in In nhiệt trực tiếp hoặc gián tiếp.
  • Độ rộng in được 4.25 inches (108 mm)
  • Độ phân giải 203 dpi (8 dots per mm)
  • Tốc độ in 4 inches per second (102 mm/s)


Máy in tem Citizen CL S321 có thiết kế hợp lý, sử dụng đơn giản, tính năng vượt trội, giá cả phải chăng là sự lựa chọn tốt nhất cho cửa hàng bán lẻ, tiệm vàng, shop thời trang , …….

Máy in mã vạch BIXOLON SLP TX 423 là sản phẩm máy in nhãn cảm nhiệt mới từ Samsung với khả năng in mạnh mẽ, tốc độ cao, bề mặt rộng tới 4 inch (10cm). Bixolon SLP TX 423 nổi bật với tốc độ in lên tới 127 mm/s, khả năng tương thích cao dựa trên sự hỗ trợ hoàn hảo.



Máy in tem mã vạch Bixolon SLP-TX423 là sự lựa chọn lý tưởng cho việc triển khai rộng rãi đáp ứng những yêu cầu về in nhãn, in mã vạch 1D/2D.

  • Phương thức in In nhiệt trực tiếp, In truyền nhiệt
  • Độ phân giải 300 dpi
  • Tốc độ in 5 ips (127 mm/s)
  • Độ rộng in 105.7 mm


Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm máy in tem mã vạch, hoặc tư vấn giải pháp mã vạch, quý khách vui lòng liên hệ: 0937435656 để được trợ giúp.

[tintuc]Hiện nay ở các phòng thí nghiệm của bệnh viện thường sử dụng mã vạch để quản lý. Việc ứng dụng công nghệ mã vạch trong phòng xét nghiệm máu sẽ đem lại những lợi ích gì? Và nên sử dụng máy in tem mã vạch chuyên dụng nào cho phòng xét nghiệm bệnh viện? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.



>> Xem thêm:
Ứng dụng của mã vạch trong lĩnh vực y tế, bệnh viện

Lợi ích của việc sử dụng mã vạch cho phòng xét nghiệm y tế bệnh viện


Việc dán mã vạch cho các mẫu máu giúp quản lý dễ dàng và giảm thiểu các sai sót , nhầm lẫn trong ngân hàng máu của bệnh viện. Điều này hỗ trợ cho việc điều trị , truyền máu cho bệnh nhân một cách tốt nhất.


Các mẫu máu xét nghiệm hay dự trữ trong ngân hàng máu được dán mã vạch rõ ràng thuận loại cho việc lưu trữ và quản lý trên phần mềm của bệnh viện
Bệnh nhân sẽ không phải chờ đợi quá lâu để được truyền máu vì đơn giản bạn chỉ việc sử dụng máy quét mã vạch để quét , sau đó trên phần mềm sẽ hiển ra thông tin các loại máu một cách chính xác giúp tiết kiệm thời gian một cách tối đa.
Việc trả kết quả xét nghiệm cũng không xảy ra trường hợp nhầm lần , nâng cao uy tín của bệnh viện

Nên dùng máy in mã vạch nào cho phòng xét nghiệm bệnh viện


Do đòi hỏi độ chính xác đến tuyệt đối và phải đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của bệnh nhân một cách nhanh nhất , không để người bệnh phải chờ đợi lâu nên chúng tôi khuyên quý khách hàng nên lựa chọn dòng máy in mã vạch công nghiệp nhẹ.

Đây là dòng máy in có độ bền cao, khả năng in ấn số lượng tem lớn trong một khảng thời gian ngăn với thông tin in ấn trên tem đảm bảo độ sắc nét đến bất ngờ. Thao tác trên máy dễ sử dụng , đơn giản bạn chỉ cần học cách lắp mực và giấy khi cần thay còn mọi công việc thiết kế tem đạt chuẩn bạn đều sẽ thao tác trên phần mềm in mã vạch chuyên dụng.

Máy in mã vạch dùng cho phòng xét nghiệm khuyên dùng


Máy in mã vạch Samsung Bixolon SLP-T403



Bixolon SLP-T403 là máy in mã vạch để bàn, thuộc dòng SLP T400 có khả năng máy in mã vạch 2D, bằng phương thức in nhiệt, với độ phân giải cao và hiệu năng vượt trội so với những sản phẩm cùng tầm giá. Đây là loại máy in tem nhãn Samsung Bixolon dễ sử dụng, với chi phí bảo trì thấp, giúp giảm yêu cầu đào tạo và chi phí vận hành.

Máy in mã vạch Bixolon SLP T403 được ứng dụng đa dạng, trong các cửa hàng thời trang, cửa hàng bán lẻ, siêu thị mini, điểm bán vé…đến môi trường kho vận, siêu thị lớn, trong các dây chuyền sản xuất và ngành vàng bạc/trang sức, thủy hải sản, điện tử,…

Một điểm thông minh của Bixolon SLP-T403 là khả nặng tự nhận ra được những nhãn trống và tự động bỏ qua để in nhãn tiếp theo. Với uy tín Samsung – Hàn Quốc, cùng với chất lượng nổi trội của mình, máy in mã vạch tem nhãn Bixolon SLP-T403 là sự lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thông tin chính

  • Phương pháp in: in truyền nhiệt, in trực tiếp
  • Tốc độ in: 100mm/s
  • Độ phân giải: 300dpi
  • Độ rộng: lên tới 105.7mm
  • Bộ nhớ : 8MB SDRAM, 2MB FlashROM


Máy in tem mã vạch Zebra ZT230

Máy in mã vạch Zebra ZT230 có thiết kế nhỏ gọn đẹp với khung máy bằng kim loại bền chắc được kế thừa những thành công từ thế hệ máy in mã vạch Zebra S4M và phát triển nâng tấm ZT230 mạnh mẽ hơn về bộ nhớ, cổng giao tiếp và đặc điểm nổi bật là tốc độ in nhanh hơn. ZT230 có đầu in nhiệt độ phân giải 203dpi và 300dpi đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng.



Zebra ZT230 dòng máy in mã vạch công nghiệp tầm trung có cấu hình mạnh mẽ với bộ nhớ 128MB Flash 128MB DRAM, in chiều rộng tối đa 104mm đạt tốc độ 152mm/s và hỗ trợ cổng giao tiếp tiêu chuẩn kết nối cáp USB. Đi kèm theo cấu hình mạnh là những thiết kế tiện ích trực quan như màn hình LCD quan sát khi nhấn nút hiệu chỉnh các thông số kỹ thuật cơ bản mà không cần phải chỉnh trong driver. ZT230 được ứng dụng in tem nhãn phụ trong các hệ thống bệnh viện, hệ thống siêu thị và trung tâm vận chuyển phân phối hàng xuất nhập khẩu.

Là dòng máy in tem mã vạch Zebra , ZT-230 tiết kiệm không gian với thiết kế thanh lịch, thiết lập dễ dàng, giao diện người dùng trực quan và dễ bảo trì.

Thông tin chính

  • Tốc độ in: 152mm/s
  • Độ phân giải: 203dpi, 300 dpi (tùy chọn)
  • Bộ nhớ: 128 MB Flash ,128 MB DRAM
  • Độ rộng tối đa có thể in: 104 mm


Quý khách cần giải đáp thắc mắc, cũng như tư vấn hướng dẫn lựa chọn máy in mã vạch phù hợp với nhu cầu của mình, xin vui lòng liên hệ: 0937435656Nguồn https://mayinmavach248.com/may-in-ma-vach-chuyen-dung-cho-phong-xet-nghiem/
[/tintuc]

[tintuc]Máy in mã vạch thường được ứng dụng trong sản xuất, bán hàng, … thậm chí cả trong lĩnh vực y tế, nhà thuốc, bệnh viện. Tại sao nhà thuốc bệnh viện cần đến máy in mã vạch? Và những loại máy in mã vạch nào phù hợp nhất cho nhà thuốc bệnh viện? Chúng ta cũng làm rõ vấn đề này qua bài viết này.


Nhu cầu về máy in mã vạch của các nhà thuốc bệnh viện


Dược phẩm là một loại hàng hoá đặc biệt. Hiện nay trên thị trường có đến hàng nghìn loại thuốc khác nhau. Làm thế nào để có thể quản lý được chi tiết từng loại thuốc là điều không dễ. Rất khó để có thể nắm rõ hiện tại trong kho còn bao nhiêu loại thuốc, thuộc những lô nào,hạn sử dụng của mỗi loại là bao nhiêu… Rất nhiều vấn đề đặt ra xung quanh việc quản lý và đòi hỏi người quản lý phải nắm bắt được tình hình thực tế của nhà thuốc.



Hoạt động quan trọng nhất của dược khoa là việc phân phát đúng thuốc, điều đó làm cho việc quản lý dược phẩm trở thành một nhiệm vụ quyết định. Dược khoa phải làm việc một cách chuẩn xác và kiểm tra các hoạt động thường xuyên trong toàn bộ quá trình. Để đảm bảo rằng bệnh nhân nhận được đúng thuốc, mã vạch là một giải pháp ứng dụng hiệu quả cho dược khoa.

Chính vì vậy, máy in tem mã vạch đang là giải pháp tốt nhất dành cho các phòng thuốc của bệnh viện hiện nay.

Nên lựa chọn máy in mã vạch loại nào cho phù hợp với nhà thuốc?


Do các nhà cung cấp hiện nay đa phần đều đã dán mã vạch lên sản phẩm thuốc nên bạn chỉ còn phải bổ xung thêm các mặt hàng thuốc chưa có mã vạch để dễ dàng quản lý thuốc.

Việc lựa chọn máy in mã vạch thường phụ thuộc các yêu cầu về công suất in ấn, điều kiện làm việc của máy in, chất lượng mã vạch để phù hợp với mục đích sử dụng. Đối với một cửa hàng thuốc với nhu cầu in ấn không cao nên dòng máy in mã vạch để bàn sẽ là lựa chọn tốt cho bạn. Máy in mã vạch desktop là loại máy in nhỏ gọn , tiết kiệm không gian, độ phân giải đầu in là 203 dpi , có tốc độ in thấp hơn so với dòng máy in công nghiệp nhưng hiệu quả đem lại là rất lớn:
Tiết kiệm chi phí đầu tư do dòng máy in mã vạch để bàn có giá thành không quá cao nhưng hiệu quả in tem,nhãn mã vạch lại rất tốt
Là công cụ đắc lực để bạn có thể thiết lập một hệ thống quản lý bán hàng bằng mã vạch từ đó giúp bạn tiết kiệm được các chi phí khác về nguồn nhân lực , thời gian
Nâng cao hiệu quả trong khâu bán hàng của cửa hàng , khách hàng sẽ có một cách nhìn chuyên nghiệp , đầy thiện cảm về cửa hàng của bạn
In mã vạch cho sản phẩm sẽ tạo được lòng tin cho khách hàng về nguồn gốc cũng như xuất xứ của sản phẩm

Các model máy in mã vạch khuyên dùng cho nhà thuốc bệnh viện


Chúng tôi khuyên bạn nên dùng sản phẩm máy in mã vạch Datamax-Oneil E-4204B Mark III (Basic) chuyên dùng cho nhà thuốc bệnh viện.

Máy in mã vạch Datamax Oneil E-4204B Mark III (Basic) là model thuộc serial E-Class Mark III được thiết kế bằng công nghệ tiên tiến, bền đẹp, mạnh mẽ, dễ sử dụng, tiết kiệm. Mã Basic này đáp ứng nhu cầu của các ứng dụng in ấn mã vạch phổ biến nhất. Bao gồm cổng USB và Serial tiêu chuẩn. Có tùy chọn độ phân giải 300dpi, in truyền nhiệt và bóc nhãn.



Đây là dòng máy in tem nhãn Datamax thích hợp cho bán lẻ, in ấn tem nhãn, in thẻ sản phẩm, ứng dụng trong bênh viện, phòng khám sức khỏe..
Đặc điểm chính

  • Công nghệ in nhiệt,
  • Độ phân giải 203 dpi,
  • Tốc độ in 4 inches/giây, bề rộng nhãn tối đa 104mm,
  • Bộ nhớ 16MB DRAM, 64MB Flash.
  • Cổng kết nối: USB, RS232.
  • Ribbon sử dụng: side in và side out

Lợi ích

  • Giá cả cạnh tranh, cấu trúc bền bỉ, cùng hoạt động tin cậy, chi phí bảo dưỡng thấp
  • Dễ sử dụng: cài đặt, vận hành, tích hợp nhiều ngôn ngữ khác nhau.
  • Tiết kiệm chi phí hoạt động: giảm thiểu tiêu thụ điện năng, giá vật liệu thấp hơn, tránh lãng phí vật liệu


Nếu bạn đang cần tư vấn chọn mua máy in mã vạch tốt nhất dùng cho nhà thuốc bệnh viện, hoặc có bất cứ câu hỏi nào về vấn đề này, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số máy 0937435656 . Chúng tôi luôn lắng nghe và thấu hiểu, và làm thỏa mãn những yêu cầu khách hàng cần.

>>Xem thêm: Cách chọn mua máy in mã vạch phù hợp

[tintuc]Như chúng ta đều biết máy in (printer) có thể in các nội dung được soạn thảo và thiết kế sẵn. Vậy có nên dùng máy in thường này (phổ biến là máy in laser) để in mã vạch thay vì phải mua máy in mã vạch chuyên dụng?”. Bài viết này sẽ đưa cho bạn lời khuyên hữu ích để có sự lựa chọn đúng đắn.

Có thể dùng máy in laser để in mã vạch đối với nhu cầu in ấn ít

Bạn cần xác định: nếu nhu cầu in mã vạch là dùng cho văn phòng và với số lượng ít, thì bạn hoàn toàn có thể dùng máy in laser, hay máy in kim, in phun đều được cả.

Trong trường hợp này, bạn cần phải hiểu rõ mục đích của các nhãn barcode đó là sử dụng vào đâu? ngắn hạn hay không ngắn hạn, trên những sản phẩm loại nào ? Thí dụ, nếu bạn in nhãn barcode chủ yếu về giá cả dán trên sản phẩm để trưng bày bán lẻ thì bạn vẫn có thể dùng máy in laser vì các nhãn này cùng với sản phẩm nằm trên các kệ trưng bày thường xuyên nên nó không có yêu cầu gì về độ bền công nghiệp.

Nên dùng máy in mã vạch chuyên nghiệp cho những sản phẩm lưu thông trên thị trường

Nếu bạn in nhãn cho những sản phẩm lưu thông trên thị trường dùng Code EAN hoặc UPC chẳng hạn thì bạn nên dùng máy in nhãn chuyên nghiệp để các nhãn có được độ bền cần thiết nhằm bảo quản thông tin trên đó (mã quốc gia, mã công ty, số hiệu sản phẩm, v.v…).



Vì sao không nên dùng máy in thường (máy in laser) để in mã vạch, tem nhãn?

Dùng máy in thường như máy in laser để in mã vạch sẽ có những nhược điểm sau:

Tốc độ in chậm: Máy in laser in nhãn với tốc độ chậm hơn nhiều so với máy in nhãn chuyên nghiệp nên không thể theo kịp sản xuất. Một máy in Laser trung bình in với tốc độ 10 trang A4/phút (= 10 x 29.70 = 297 cm/phút = 4.95 cm/giây), trong khi 1 máy in nhãn chuyên nghiệp in trung bình với tốc độ 6 ips (6 inches per second = 6 x 2.54 = 15.24 cm/giây) tức in nhanh gấp 3 lần 1 máy in laser. Các máy in nhãn ngày nay có tốc độ cao nhất lên đến 12 ips.


Xảy ra hiện tượng kẹt giấy, hỏng trống từ: Máy in Laser khi sử dụng lâu ngày thường hay có hiện tượng kẹt giấy là hiện tượng rất phổ biến. Các loại giấy nhãn dùng cho văn phòng thường rất dễ bị tróc, hoặc dưới sức nóng của máy in laser lớp keo bên trong nhãn có thể chảy ra làm dính vào trống từ, các nhãn cũng có thể bị tróc ra và dính vào trống từ sẽ làm hư bộ phận này. Khi in ra bạn thấy những vệt đen xuất hiện trên bản in, hãy kiểm tra máy in của bạn ngay lập tức, có thể lớp keo đã dính vào trống từ.


Làm giảm tuổi thọ và độ bền máy in: Sử dụng máy in laser để in tem nhãn, mã vạch, thực hiện không đúng chức năng của nó sẽ làm ảnh hưởng đến máy in của bạn. Đồng thời giảm độ bền cũng như thổi thọ của máy in.


Tem nhãn, mã vạch có độ bền thấp: Nhãn in bằng máy in Laser không có độ bền công nghiệp, không chịu được trầy xước (cọ sát khi vận chuyển), không chịu được nhiệt độ cao, độ ẩm trong một thời gian dài, không chịu được hoá chất dung môi: rượu, xăng, dầu,…) do đó không bảo quản được các thông tin trên nhãn. Trong khi đó ngược lại, nhãn in bằng máy in nhãn chuyên nghiệp luôn có độ bền công nghiệp do tính chất ưu việt của loại mực nhiệt.

Sự khác biệt của máy in mã vạch so với máy in laser

Máy in mã vạch có sự khác biệt khá rõ nét so với máy in thường (máy in laser):



Khác biệt về công nghệ

Máy in tem nhãn là loại máy in truyền nhiệt. Khi in đầu in truyền nhiệt thông qua ruy băng để làm chảy mực in lên giấy. Với công nghệ in truyền nhiệt, máy in mã vạch tem nhãn không những in được lên giấy mà còn in được lên các chất liệu khác như giấy nhựa tổng hợp, giấy nhôm, giấy bạc, film, v.v…được ứng dụng trong dân dụng và trong công nghiệp. Trong khi đó các loại máy in văn phòng như máy in laser chủ yếu chỉ in trên giấy.

Khác biệt về cấu tạo

Máy in nhãn được chế tạo theo tiêu chuẩn công nghiệp, được thiết kế in trên giấy cuộn để đáp ứng kịp nhu cầu sản xuất hàng hoá trong khi các loại máy in văn phòng không có cấu tạo để in giấy cuộn.

Máy in nhãn là loại định cấu hình bằng Firmware do đó khó sử dụng hơn so với các loại máy in dân dụng. Các loại máy in dân dụng như máy in laser chỉ cần có driver điều khiển và phần mềm để in là xong trong khi các loại máy in nhãn phải định cấu hình bằng Firmware mỗi khi có sự thay đổi quan trọng về vật liệu in và mực nhiệt. Nếu không máy sẽ báo lỗi và không in được. Tuy nhiên bạn không nên lo ngại về điều này vì khi bạn mua máy in nhãn thì trách nhiệm của người bán máy phải hướng dẫn cho bạn cách sử dụng Firmware thành thạo.
Tóm lại để in mã vạch, tốt nhất bạn nên sử dụng máy in mã vạch chuyên dụng để cho những nhu cầu lưu trữ, bảo quản, và lâu dài. Chỉ nên dùng máy in thường như may in laser, in phun, in kim trong văn phòng và với số lượng ít, để đảm bảo hiệu suất, độ bền và đáp ứng nhu cầu sử dụng của mình.

Bạn cần tư vấn lựa chọn máy in mã vạch phù hợp, vui lòng liên hệ tới số 0937435656 – Chúng tôi luôn sẵn sàng đem lại những gì khách hàng cần.

Nguồn https://mayinmavach248.com/co-nen-dung-may-in-laser-de-in-tem-nhan-ma-vach/

[/tintuc]

[tintuc]

Bạn đang cần mua máy in tem mã vạch giá rẻ nhưng không biết nên chọn như thế nào? Trên thị trường hiện có rất nhiều loại máy in mã vạch về chủng loại, mẫu mã, giá thành, hãng sản xuất… bạn đang phân vân, không biết nên chọn loại nào là tốt nhất với mình? Bài viết này sẽ giúp bạn một số yếu tố cơ bản để chọn được chiếc máy in tem nhãn phù hợp nhất với nhu cầu của mình.



Chọn máy in nhãn dựa vào thông số của máy

Trước tiên, bạn cần phải cân đối giữa giá thành và cấu hình máy. Máy in tem nhãn có cấu hình cao thì sẽ in nhanh, nhiều, có nhiều tiện ích hơn, nhưng giá thành sẽ đắt hơn máy in nhãn trung bình. Khi mua máy, bạn nên hỏi người bán hàng cho xem brochure có đặc tính kỹ thuật của máy in nhãn đó để xem xét về thông số cấu hình của máy.


Độ phân giải đầu in (Printhead Resolution): là số điểm đốt nóng trên một inch (dpi). Các máy hiện nay thường có độ phân giải là 203, 300, 600 dpi. Chỉ số dpi càng cao, mật độ điểm trên đơn vị càng dày thì tem in càng sắc nét, tuy nhiên giá sẽ đắt hơn. Tối thiểu bạn phải có một máy in nhãn có độ phân giải từ 203 – 300 dpi để in nhãn rõ đẹp, có chất lượng về hình ảnh.





Chiều rộng in tối đa (Maximium Print Width = MPW): là thông số thể hiện chiều dài được in ra trên mỗi giây (ips). . Tùy theo bạn dự định dùng loại giấy in có bề rộng tối đa bao nhiêu. Các máy in trung bình thường có MPW = 104mm đi với khổ giấy 110mm. Một số công ty trong khu công nghiệp cần nhãn in với khổ giấy 140mm.





Tốc độ in (Print Speed): Tốc độ in càng cao thì máy càng in được số lượng nhiều trong thời gian ngắn. Nhưng bạn nên lưu ý, tốc độ in cao sẽ làm cho đầu in mau bị mòn, vì vậy bạn nên cân nhắc. Tối thiểu bạn cần phải có một máy in mã vạch có tốc độ từ 4-6 ips.


Bộ nhớ dữ liệu (SDRAM): Trong máy in nhãn có 2 loại bộ nhớ là Flash Memory (bộ nhớ hệ thống) và SDRAM (bộ nhớ dữ liệu). Khi bạn cần in nhãn với số lượng nhiều hoặc khi bạn cần in nhãn với nhiều đồ hoạ thì máy in cần phải có SDRAM đủ lớn để có thể chứa được tất cả dữ liệu đó. Một máy in nhãn nên có tối thiểu từ 2MB – 4MB SDRAM để đáp ứng tốt nhu cầu in ấn mức trung bình.


Vật liệu in (Media Type): Ngoài giấy là vật liệu in chính, các máy in nhãn còn có thể in được lên 1 số vật liệu in khác như giấy nhựa tổng hợp (loại giấy dai), giấy bạc, giấy nhôm, các loại film, da mỏng, v.v…Bạn cần tham khảo ý kiến của người bán để được giới thiệu loại máy in thích hợp.





Ngoài ra, nếu kỹ tính, bạn có thể cân nhắc cả các yếu tố như font chữ, cổng giao tiếp của máy in, phương thức in…


Phương thức in: bao gồm có in nhiệt trực tiếp và in truyền nhiệt. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin cần biết về máy in mã vạch


Tính về góc độ tiết kiệm chi phí thì 02 loại cũng tương đương nhau, nếu in gián tiếp thì phải tốn thêm mực in mã vạch và giấy decal không mực sẵn bên trong, còn in trực tiếp thì không cần dùng mực in mã vạch nhưng giá thành giấy decal cao hơn loại giấy thường rất nhiều, do phải tốn thêm chi phí cán mực vào sẵn bên trong giấy.





Xét về góc độ tốt hơn thì in nhiệt trực tiếp với thành phần mực có sẵn trong giấy sẽ tốt hơn, thời gian bảo quản lâu hơn nhưng về tổn hại hay thời gian sử dụng đầu in thì không bằng in gián tiếp qua phim mực (ribbon – mực in mã vạch)


Font chữ: Khi mua máy chúng ta cần đảm bảo máy in mã vạch của chúng ta cần mua được trang bị sẵn bộ font chữ có chất lượng tốt, và đặc biệt có hỗ trợ thêm font khi cần thiết.


Cổng kết nối: bạn cần xem xét xem máy in nhãn để một chỗ hay cần được di động. Nếu muốn kết nối bạn cần phải kết nối nó thông qua Ethernet, USB, Wireless hoặc các cổng song song. Hãy chắc chắn máy in bạn chọn được trang bị những chức năng cần thiết để kết nối với mạng hiện tại của bạn.


Khả năng tương thích: Nếu bạn đang chạy trên một hệ thống ERP, SAP, kiểm tra để chắc chắn rằng các máy in bạn đang cân nhắc có sự kết nối và điều khiển các loại thiết bị để chạy song song với các hệ thống.

Chọn máy in barcode theo nhu cầu sử dụng của mình

Điều này có nghĩa là bạn cần xem xét khối lượng tem cần in ấn là nhiều hay ít.


Một số máy in mã vạch được thiết kế để xử lý một khối lượng lớn sản lượng nhãn, trong khi những máy khác phù hợp cho với nhu cầu in ấn nhỏ lẻ. Nếu bạn đang sử dụng một máy in tem nhãn mã vạch cho thỉnh thoảng, in ấn theo yêu cầu, tốc độ in không phải là một vấn đề.


Còn nếu bạn chắc chắn không muốn làm chậm sản xuất vì máy in của bạn không thể theo kịp với một mật độ cao hơn thì nên chọn những dòng máy công nghiệp.

Chọn máy in tem nhãn theo tính năng nổi trội của máy

Dựa vào tốc độ in, kết cấu khung sườn và độ phân giải của máy in mã vạch, nhà sản xuất phân ra làm 3 loại cơ bản:





Máy in mã vạch để bàn (Desktop Printer): Là loại máy nhỏ gọn, chiều dài cuộn giấy thường là 50 mét, có độ phân giải và tốc độ in nhỏ nhất,. Máy in này thường được dùng ở những nơi có sản lượng tem in ít như các cửa hàng thời trang, cửa hàng hoa quả hoặc siêu thị mini, điểm bán vé…


Máy in mã vạch công nghiệp nhẹ (Light Industrial Printer): là những máy in hơi to, có nắp phủ (cover) làm bằng nhựa plastic nên khối lượng trung bình. Tốc độ in vừa phải, độ dài giấy lên tới 150 mét. Thường dùng ở kho vận, siêu thị lớn hoặc dùng cho chính phủ…


Máy in mã vạch công nghiệp nặng (Heavy Industrial Printer): là những máy in to hơn, khung sườn chắc chắn, có cấu tạo bằng thép giúp nâng cao tốc độ in lên tối đa 13ips. Thích hợp trong các ứng dụng in tem mã vạch trong dây chuyền sản xuất với số lượng in cực kỳ lớn, hàng loạt.
Chọn máy in mã vạch theo uy tín của hãng sản xuất


Trên thị trường hiện nay có rất nhiều hãng sản xuất máy in barcode. Chúng tôi khuyến nghị khách hàng tới các thương hiệu uy tín chất lượng và giá cả lại phải chăng là Zebra, Datamax, Samsung Bixolon, …

Các sản phẩm máy in mã vạch khuyên dùng

F5C xin giới thiệu một số máy in tem mã vạch nổi bật:


Máy in mã vạch Bixolon SLP T400 là sản phẩm máy in truyền nhiệt hiệu quả, toàn diện nhất trên thị trường hiện nay.





– Tốc độ in: 152mm/s

– Độ phân giải: 203dpi

– Độ rộng: lên tới 104mm

– Bộ nhớ : 8MB SDRAM, 2MB FlashROM– Độ tin cậy: Đơn vị in 70,000,000 dòng, in nhiệt tới 150km, tự động cắt 1,800,000 lần
Xuất xứ: Hàn Quốc
Bảo hành : 12 tháng


Máy in mã vạch Bixolon SLP-T403 là sự lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.





– Tốc độ in: 100mm/s
– Độ phân giải: 300dpi
– Độ rộng: lên tới 105.7mm
– Bộ nhớ : 8MB SDRAM, 2MB FlashROM
– Độ tin cậy: Đơn vị in 70,000,000 dòng, in nhiệt tới 150km, tự động cắt 1,800,000 lần
Xuất xứ: Hàn Quốc
Bảo hành: 12 tháng


Máy in mã vạch Datamax Oneil E-4204B Mark III (Basic) là dòng máy in tem nhãn Datamax thích hợp cho bán lẻ, in ấn tem nhãn, in thẻ sản phẩm, ứng dụng trong bênh viện, phòng khám sức khỏe..





– Độ phân giải 203 dpi,

– Tốc độ in 4 inches/giây

– Bề rộng nhãn tối đa 104mm,

– Bộ nhớ 16MB DRAM, 64MB Flash.

– Cổng kết nối: USB, RS232.

Xuất xứ: Trung Quốc

Bảo hành: 12 tháng
Thông tin liên hệ tư vấn mua máy in mã vạch chính hãng


Hotline: 0937435656

Nguồn https://mayinmavach248.com/cach-chon-mua-may-in-ma-vach-phu-hop/

[/tintuc]

BACK TO TOP