Hôm nay :

Hotline: 0975236688

[tintuc]Bài viết này liệt kê top 9 phần mềm in mã vạch miễn phí hoặc mất phí có crack, phổ biến nhất hiện nay được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet.

Bartender của Seagull






Bartender là phần mềm thiết kế và in nhãn mã vạch, thẻ và RFID hàng đầu thế giới. Có thể chạy độc lập hoặc tích hợp với các chương trình khác, Bartender là giải pháp hoàn hảo đáp ứng mọi nhu cầu in ấn như in nhãn, thẻ nhựa, đánh dấu và in bao bì,… Ngoài ra Bartender còn hỗ trợ bảo mật hệ thống, tính năng in mạng, nhật ký in và hơn thế nữa, Bartender có thể đáp ứng mọi đòi hỏi của khách hàng với 4 phiên bản có các chi phí hợp lý.

Bạn có thể xem thêm về các đặc điểm, tính năng của phần mềm bartender… tại đây.

Teklynx Codesoft






Với phần mềm thiết kế nhãn CODESOFT của TEKLYNX, bạn có thể dễ dàng tích hợp in ấn nhãn mã vạch vào môi trường kinh doanh của bạn, nâng cao năng suất và kiểm soát hiệ quả công việc. Cho dù mục tiêu của bạn là quản lý tài sản hay nguồn lực, kiểm soát kênh phân phối hay kiểm soát tồn kho, theo dõi tài liệu, hoặc quản lý hồ sơ, CODESOFT 9 cung cấp một giải pháp in ấn hiệu quả cho doanh nghiệp của bạn.

Link thông tin phần mềm Codesoft

Phần mềm mã vạch CODESOFT dành cho những người có yêu cầu về thiết kế nhãn hiệu phức tạp cao cấp. Khả năng tiên tiến của nó là cung cấp sự linh hoạt chưa từng có và hỗ trợ – làm cho nó là sự lựa chọn tốt nhất cho phần mềm mã vạch in nhãn trong môi trường doanh nghiệp. Với phần mềm mã vạch CODESOFT, bạn có thể dễ dàng tích hợp in ấn nhãn và công nghệ RFID vào quá trình kinh doanh của bạn, tăng tính hiệu quả và kiểm soát. Cho dù mục tiêu của bạn là quản lý tài sản và các nguồn lực, các kênh phân phối và kiểm soát hàng tồn kho, tài liệu theo dõi và thẻ RFID, hoặc quản lý hồ sơ dữ liệu, CODESOFT cung cấp giải pháp cho các dự án mã vạch và dán nhãn RFID tiên tiến nhất của tổ chức. CODESOFT 2014 có sẵn và hỗ trợ 25 ngôn ngữ khác nhau và có khả năng in hầu như bất kỳ ngôn ngữ nào đó trên thế giới

TÍNH NĂNG NỔI BẬT

Hiển thị một nhãn bên cạnh một dạng dữ liệu để dễ dàng xem trước các nhãn khi bạn thực hiện thay đổi dữ liệu để đảm bảo thay đổi của bạn là cố ý và trong các lĩnh vực chính xác.
Tạo ra các truy vấn cơ sở dữ liệu đơn giản hay phức tạp để nhanh chóng và dễ dàng xem dữ liệu và / hoặc xác định vị trí một bản ghi cụ thể trong một cơ sở dữ liệu.
Đơn giản hóa quá trình thiết kế nhãn từ việc thêm hình ảnh để xây dựng các kết nối cơ sở dữ liệu để giảm thời gian dành cho việc thiết kế và tăng năng suất.
Tạo và xem tùy chỉnh giao diện người dùng front-end để nhập dữ liệu và in nhãn để bảo vệ thiết kế và chuẩn hóa nhập dữ liệu.
Cho phép bạn xem và so sánh các chi tiết của nhãn hiệu của bạn như các đối tượng và tài sản của họ, các nguồn dữ liệu và tài sản của họ, định dạng nhãn / trang, và thuộc tính tài liệu để dễ dàng sao chép thiết kế nhãn.
CODESOFT Enterprise hỗ trợ máy in không giới hạn và với khả năng kết nối đa người dùng. Khi kinh doanh của bạn phát triển, CODESOFT Enterprise là giải pháp mở rộng để tiếp tục đáp ứng yêu cầu kinh doanh nâng cao của bạn.

Teklyn LabelView






LABELVIEW là phần mềm mã vạch cho các công ty với sự phức tạp in nhãn, mã vạch ở mức trung cấp. Nó giúp bạn dễ dàng sử dụng nhãn mã vạch ứng dụng thiết kế mạnh mẽ đến quá trình kinh doanh của công ty của bạn có thể được sử dụng bởi bất cứ ai từ mới bắt đầu sử dụng đến người dùng cao cấp. Với sự ổn định của nền tảng cập nhật LABELVIEW 2014, bạn có thể tự tin rằng phần mềm mã vạch của bạn sẽ được tin cậy ngày hôm nay và trong tương lai.

Link thông tin phần mềm LabelView

Tính năng nổi bật

Nhanh chóng và dễ dàng kết nối với một cơ sở dữ liệu, tạo các truy vấn đến một cơ sở dữ liệu, và quản lý các kết nối cơ sở dữ liệu.
Giảm lỗi lúc in bằng cách sử dụng các hình thức in tùy chỉnh.
Dễ dàng chuyển đổi nhãn từ phiên bản 8.
Một giao diện mới mẻ và hiện đại với các tùy chọn trình đơn trực quan.
Đơn giản hóa thêm mã vạch, hình ảnh, văn bản, và các biến trong quá trình tạo nhãn.

LABELVIEW Gold là phiên bản cao cấp và bao gồm tất cả các tính năng của LABELVIEW Pro cùng với các công cụ thiết kế tiên tiến và không có giới hạn về số lượng các máy in mà bạn có thể in ra.

ZebraDesigner






ZebraDesigner cho phép thiết kế các nhãn phức tạp kết nối thông tin với mọi dạng sơ sở dữ liệu. Zebra-Designer giúp người dùng tận dụng mọi khả năng in ấn và tối ưu hóa năng suất làm việc với các tính năng sau:
Giao diện Windows thân thiện
Tính năng WYSIWYG
Kết nối sơ sở dữ liệu
In nhãn RFID
Công cụ để cấu hình và bảo trì máy in

Link tải trực tiếp

Nice Label






NiceLabel là nhà cung cấp phần mềm in nhãn chuyên nghiệp cho các ngành công nghiệp khác nhau trên 18 năm qua. Chuyên môn và kinh nghiệm trong thời gian này đã được khẳng định trên thị trường thông qua các dòng sản phẩm. Các sản phẩm cung cấp cho khách hàng đều tuân thủ theo các tiêu chuẩn trước khi xuất xưởng để bạn có thể tập trung nguồn lực trong các quyết định kinh doanh. NiceLabel được sử dụng phù hợp bởi hầu hết các loại hình doanh nghiệp trong nhiều môi trường khác nhau trên toàn thế giới. Một ứng dụng có thể không đáp ứng tất cả nhu cầu mà chúng ta cần. Điều này là lý do tại sao NiceLabel cung cấp giải pháp dạng module để có thể vận hành trơn tru với hệ thông hiện tại của bạn.

NiceLabel là phần mềm thiết kế in nhãn hàng đầu cho cá nhân và môi trường doanh nghiệp. Với giao diện người dùng thân thiện và dễ sử dụng NiceLabel giúp bạn tối ưu hóa thời gian làm việc và tránh nhiều phiền phức có thể xảy ra.

Các bộ phần mềm NiceLabel tùy chọn

NiceLabel Express

Phần mềm thiết kế nhãn cơ bản.

Đây là phần mềm cơ bản thiết kế nhãn dựa trên các wizard và công cụ in đơn giản cho người sử dụng cơ bản. Sử dụng các dữ liệu thay đổi đơn giản và có kết nối cơ sở dữ liệu để in nhãn mã vạch 1D.

NiceLabel Pro

Phần mềm thiết kế nhãn và in nhãn dùng cho các nhà kinh doanh.

Tận dụng lợi thế của việc kết nối cơ sở dữ liệu hoàn thiện, và tùy chọn dữ liệu biến rộng rãi để in mã vạch 1D và 2D, cũng như các nhãn RFID.

NiceLabel Suite

Khai triển thiết kế nhãn theo tùy chỉnh và các giải pháp in một cách nhanh chóng nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh của bạn.


Nhãn thiết kế là một phần quan trọng của quá trình in nhãn. Tuy nhiên, nhãn in đại diện thì chiếm phần lớn thời gian và nguồn lực của bạn phải bỏ ra để in một nhãn thương mại. Để kiểm soát việc in nhãn sao có hiệu quả bạn nên dùng ý tưởng ứng dụng của NiceForm hoặc tự động in nhãn với sự giúp đỡ của NiceWatch. Cải thiện hoạt động in ấn hàng ngày của bạn bằng cách tối ưu hóa việc bạn in ra như thế nào, cho dù bạn kích hoạt in bằng tay hoặc tự động in ra tùy theo môi trường của bạn.

SDR Free Barcode Generator 1.0

Đây là phần mềm hoàn toàn miễn phí, dễ sử dụng.





SDR Free Barcode Generator là một công cụ được thiết kế với mục đích giúp bạn tạo ra mã vạch một cách vô cùng dễ dàng. Chương trình này hỗ trợ các tính năng cơ bản nhất và thực hiện các thao tác với mức độ hiệu quả tốt trong một thời gian nhanh chóng.


Link tải trực tiếp


So sánh với các phần mềm cũng tính năng trên thị trường, ứng dụng này có một cách tiếp cận đơn giản và trực quan. Bạn có thể học cách sử dụng chương trình chỉ sau một vài thao tác.


SDR Free Barcode Generator chủ yếu hoạt động thông qua một giao diện tối giản. Trong đó, cửa sổ chính được chia thành ba phần. Phần đầu tiên hỗ trợ các tùy chọn loại mã vạch, bao gồm các loại hình phổ biến nhất: Code 39, CodaBar, Code 128, Interleaved, UCC / EAN, UPC, EAN / JAN, ISBN và MSI.


Nếu bạn tìm kiếm một biện pháp để tạo mã vạch như một dạng lưu trữ thông tin, thì SDR Free Barcode Generator chính là một tiện ích thích hợp cho bạn.


Yêu cầu:
Bộ nhớ: 1 GB.
Ổ cứng trống: 15 MB.
.Net Framework 3.5+.

ByteScout BarCode Generator 3.21.625






BarCode Generator là một ứng dụng cho phép các bạn gắn mã vạch vào hình ảnh. Các loại format hỗ trợ bao gồm PNG, JPG, TFF và GIF. Hầu hết các loại mã vạch 1D, 2D có thể được tạo bởi chương trình, ví dụ như là Codebar, Code-39, EAN-8, Bookland, DataMatrix, QR Code…


Link tải từ ByteScout


Phần mềm này được dùng thử 60 ngày.

Barcode Image Maker Pro




Bạn là một nhà kinh doanh, có nhiệm vụ tạo mã vạch cho tất cả các mặt hàng? Mỗi khi tạo mã vạch, công việc này tốn rất nhiều thời gian của bạn, vậy bạn hãy “nhờ” đến Barcode Image Maker Pro. Barcode Image Maker Pro là một tiện ích dễ sử dụng để tạo ra mã vạch.


Link tải


Sử dụng Barcode Image Maker Pro rất đơn giản, các tab Settings sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về các tiêu chuẩn mã vạch.


Một số tính năng chính của Barcode Image Maker Pro:
Tự động các định dạng ISBN đầu vào
Tự động các định dạng ISMN đầu vào
Kích thước định sẵn theo tiêu chuẩn GS1, chỉ cần click và chọn.
Mở các bảng tính MS Excel (bảng tính)
Mở Danh sách Barcode bằng cách kéo và thả.
Hỗ trợ . bmp , . jpg, . png, . pdf, . zip
Hỗ trợ một số EXIF và Windows Tags
Lưu hình ảnh mã vạch ở độ phân giải cao trong một file PDF

Barcode Software Standard





Barcode Software Standard là phần mềm tạo ra nhãn hiệu, nhãn dán,… mã vạch công nghiệp theo phương thức nhanh và đơn giản nhất.


Link tải


Chương trình tạo mã vạch có thể tùy chỉnh hình ảnh mã vạch với các hiệu ứng cụ thể như phông chữ, chiều cao, chiều rộng, kích thước nhãn,… để có chất lượng hình ảnh tốt nhất.


Tính năng chính:
Tạo ra mã vạch chất lượng cao, có thể tùy chỉnh và in ra.
Có thể in nhiều hình ảnh mã vạch cùng lúc.
Hình ảnh mã vạch được tạo ra và lưu dưới nhiều định dạng như BMP, JPG, GIF, PNG,…
Mã vạch tạo ra có thể được sử dụng trong các ứng dụng Windows: Word, Paint, Excel,…


Tính năng khác:
Đơn giản, linh hoạt, dễ sử dụng.
Tùy chỉnh màu sắc, phông chữ, và giá trị mã vạch theo ý muốn.
Cung cấp tùy chọn để tạo danh sách mã vạch cho mục đích sử dụng lớn.
Tạo ra mã vạch theo nhiều kích cỡ, hình dáng khác nhau dựa vào thiết lập màu sắc và phông chữ.


Yêu cầu hệ thống:
Bộ vi xử lý: Pentium hoặc tương đương.
RAM: 256 MB.
Ổ cứng trống: 18 MB.


Trên đây là một số phần mềm phổ biến được dùng cho máy in mã vạch. Tùy theo yêu cầu về số lượng và chất lượng nhãn in, bạn có thể chọn cho mình một loại phù hợp nhất. Tuy nhiên, đối với các máy in mã vạch được bán ra bới F5C chúng tôi, thì phần mềm Bartender sẽ được bán kèm theo máy, và được cài sẵn. Nếu cần phần mềm cao cấp hơn, tùy chỉnh, và chức năng nhiều hơn, mạnh mẽ hơn, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số máy 0937435656 để được tư vấn, hướng dẫn chu đáo, và nhiệt tình.


Nguồn https://mayinmavach248.com/top-9-phan-mem-in-ma-vach-mien-phi-pho-bien/

[/tintuc]

[tintuc]Máy in tem nhãn mã vạch là gì? Nhìn vào tên gọi ta có thể đoán ngay được đó là máy in dùng để in tem nhãn, mã vạch. Nhưng cụ thể hơn, khái niệm, chức năng, cách thức làm việc, một số thông số quan trọng, những điều cần biết về máy in tem mã vạch là gì, tất cả sẽ được đưa ra trong bài viết này.

MÁY IN MÃ VẠCH (TEM NHÃN) LÀ GÌ? KHÁI NIỆM MÁY IN MÃ VẠCH (BARCODE/LABEL PRINTER)

Máy in mã vạch (barcode printer) hay còn gọi là máy in tem nhãn (label printer) là thiết bị ngoại vi được kết nối với máy tính có chức năng in thông tin và mã vạch (lay-out) lên bề mặt tem nhãn (label) theo yêu cầu người dùng.

Công nghệ in mà máy in mã vạch sử dụng thường là in truyền nhiệt (thermal transfer) hoặc in trực tiếp (direct thermal), đây là 2 phương thức in tốc độ cao mà vẫn đảm bảo chất lượng mã vạch.
Đặc biệt, máy in mã vạch có hệ thống cảm biến (sensor) – nhờ nó mà máy in mã vạch có thể hiểu được quy cách con tem, nên có thể in gọn thông tin vào con tem, cũng như có những chức năng đặc biệt khác như cắt nhãn tự động, xé nhãn tự động hoặc bóc nhãn tự động.

MÁY IN MÃ VẠCH CÓ CHỨC NĂNG GÌ?

Như tên gọi, chức năng chính của máy in mã vạch chính là in mã vạch trên bề mặt tem nhãn. Ngoài ra, như đã nói ở phần khái niệm, bên cạnh chức năng in, máy còn có những chức năng cắt, xé, bóc nhãn tự động. Cụ thể:
  • Cắt nhãn tự động (auto-cutter): tự động cắt rời các tem liên tục (continuous media) không cần đến nhân công, bằng bộ dao cắt sắc bén gắn phía đầu ra của con tem và đếm số lượng tem in ra để cắt theo yêu cầu người dùng. Chức năng được ứng dụng đặc biệt trong may mặc, kho vận.
  •  Xé nhãn tự động (tear-off): chức năng này cần có người đứng máy giám sát và thực hiện xé tem, vì máy in sẽ ở chế độ chờ người dùng xé tem thì mới thực hiện công việc in con tem tiếp theo để tránh sai sót, nhầm tem nhãn.
  • Bóc nhãn tự động (Peel-off): sau khi tem được in xong, máy sẽ tự bóc ra khỏi đế, và dán trực tiếp vào vào sản phẩm. Chức năng này ứng dụng cho việc in hàng loạt trên băng chuyền, nên không cần người giám sát. Nhưng nếu có xảy ra sự cố, thì sẽ dẫn đến sai sót hàng loạt và khó kiểm soát độ sai sót của nó.

THÔNG SỐ KỸ THUẬT QUAN TRỌNG CỦA MÁY IN MÃ VẠCH

Độ phân giải (resolution): là chỉ số đo mức độ sắc nét của tem in, tính bằng dot per inch (dpi) là mật độ điểm được đốt nóng trên 1 đơn vị inch.
Công nghệ in (printing technology): là cách thức in thông tin lên tem nhãn. Công nghệ in có 2 loại là in nhiệt trực tiếp và in truyền nhiệt gián tiếp.
  • In nhiệt trực tiếp: là cách thức in mã vạch bằng cách dùng đầu in đốt nóng trực tiếp chất mụi than lên loại tem cảm nhiệt (thermal paper) để xuất ra thông tin. Phương thực in nhiệt trực tiếp này giúp tiết kiệm mực in nhưng lại làm giảm tuổi thọ đầu in (do phải dùng nhiều nhiệt lượng và ma sát trực tiếp với con tem), giấy cảm nhiệt dễ bị trầy xước (vì chỉ cần va chạm nhẹ với các vật sắc), com tem sẽ bị hư hỏng (vì xuất hiện những đường rạch màu đen).
  • In truyền nhiệt gián tiếp: là cách thức in mã vạch bằng cách dùng đầu in đốt nóng các loại mực được cấu tạo bằng sáp (wax), sáp và nhựa (wax/resin) hoặc nhựa (resin) để tan chảy và bám lên bề mặt của tem nhãn. Phương thức in này khắc phục vấn đề về đầu in, làm giảm nhiệt độ đầu in, và giảm ma sát trực tiếp với tem nhãn, nâng cao tuổi thọ đầu in, nâng cao chất lượng tem in ra, và ít bị hư hỏng hơn so với giấy cảm nhiệt.
Tốc độ in: là thông số thể hiện chiều dài được in ra trên mỗi giây, có đơn vị là ips (inches per second).
Bộ nhớ: gồm 2 phần là RAM và FLASH. Bộ nhớ RAM lưu trữ các lệnh in từ máy tính. Bộ nhớ Flash lưu các thông tin như quy cách con tem, font chữ sử dụng và hình ảnh dạng số (bitmap).
Kết nối: có nhiều loại kết nối để đồng bộ hóa tối ưu với mạng cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp từ có dây như Parallel (LPT), RS232 (COM), USB, LAN tới không dây như WAN (IEEE801.01).

MÁY IN MÃ VẠCH HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?

Máy in làm việc dựa vào sự đốt nóng của điểm nóng trên đầu in lên các bề mặt tem nhãn. Máy in mã vạch in theo dạng một chiều nằm ngang. Khi tem chạy ngang qua đầu in, đầu in sẽ định vị các điểm đốt nóng và làm chảy mực in, mực in sẽ bám vào tem nhãn và khô ngay lập tức.
Cảm biến của máy in (sensor) là một bộ nhận tín hiệu từ tia hồng ngoại nó phát ra. Nó là bộ phận dùng để hiểu kích thước cũng như chất liệu giấy. Cách để nó nhận ra kích thước giấy là khe hở bằng đế lắc-xin giữa 2 con tem (đối với chế độ “die cut label”) hoặc điểm đánh dấu ( chế độ “label with mark”). Một số máy in dòng công nghiệp có thêm các sensor khác như sensor phía cửa ra của tem nhãn để ứng dụng cho các chức năng peel-off, tear-off hoặc auto-cutter.

PHÂN LOẠI MÁY IN MÃ VẠCH

Việc phân loại máy in chủ yếu được dựa vào tốc độ in, kết cấu khung sườn và độ phân giải là chính. Để lựa chọn máy in phù hợp với ứng dụng của khách hàng, khách hàng phải hiểu rõ sản lượng tem in, chất lượng và chất liệu tem in. Vì thế, máy in mã vạch được nhà sản xuất phân ra làm 3 loại cơ bản:

MÁY IN MÃ VẠCH ĐỂ BÀN (DESKTOP PRINTER)

Là loại máy in nhỏ gọn, độ phân giải và tốc độ in nhỏ nhất trong các loại máy in mã vạch, chiều dài cuộn giấy thông thường là 50 mét. Máy in mã vạch để bàn thường để ứng dụng trong môi trường văn phòng với sản lượng tem in ít như các cửa hàng thời trang, cửa hàng hoa quả hoặc siêu thị mini, điểm bán vé…
Các model máy in thường dùng là: các model máy thông thường như Bixolon SLP-T403Bixolon SLP-T400Datamax E-4204B Mark III Citizen CLS321Citizen CLS331Godex EZ1100 PlusHoneywell pc 42t, Zebra Gc42t, …

MÁY IN MÃ VẠCH CÔNG NGHIỆP (INDUSTRIAL PRINTER)

Máy in mã vạch công nghiệp có thể chia làm 2 loại như sau:
Máy in mã vạch công nghiệp nhẹ có cấu tạo hơi to, thường nắp phủ (cover) làm bằng nhựa plastic nên khối lượng trung bình. Tốc độ in vừa phải và hỗ trợ độ dài giấy lên tới 150 mét. Thường dùng trong môi trường kho vận, siêu thị lớn hoặc dùng cho chính phủ.
Máy in mã vạch công nghiệp nặng thì to hơn, khung sườn chắc chắn được cấu tạo bằng thép giúp nâng cao tốc độ in lên tối đa 13ips. Thích hợp trong các ứng dụng in tem mã vạch trong dây chuyền sản xuất với số lượng in hàng loạt cực kỳ lớn.
Điển hình là các model Zebra 110Xi4Zebra 170Xi4, …

VẬT TƯ, PHẦN MỀM ĐI KÈM

Điểm đặc biệt khi sử dụng máy in mã vạch là dùng tem nhãn dạng cuộn (roll). Với cấu tạo này sẽ hỗ trợ tối đa việc kiểm soát in ấn, dễ bóc tách các con tem cũng như định số lượng tem cụ thể, tránh lãng phí.
Mực in mã vạch cũng được cấu tạo đặc biệt, mực in dạng cuộn và chất liệu in sẽ giúp mã vạch in ra đạt tiêu chuẩn về độ dài, độ nét. Điều này giúp máy quét mã vạch nâng cao tốc độ giải mã hơn các con tem in bằng công nghệ khác như laser hoặc phun.
Phần mềm in mã vạch cũng là một ứng dụng quan trọng để tạo ra chất lượng con tem như ý. Các phần mềm in mã vạch chuyên dụng nổi tiếng trên thị trường là BarTender của SEAGULL hoặc Label Matrix của TEKLYNX.

[tintuc]Các bạn đều biết mã vạch là giải pháp quản lý sản phẩm, hàng hóa, thiết bị … hiệu quả khi tìm hiểu về máy in mã vạch. Ngược lại, khi muốn đọc các mã vạch này để biết thông tin, nguồn gốc xuất xứ, … của hàng hóa, thì người ta sẽ cần đến máy quét mã vạch (hay còn gọi là đầu đọc mã vạch). Bài viết này sẽ cho bạn một cái nhìn tổng quát về máy quét mã vạch: khái niệm, cách thức hoạt động, và lợi ích của nó, …

MÁY QUÉT MÃ VẠCH LÀ GÌ? KHÁI NIỆM MÁY QUÉT MÃ VACH?

Máy quét mã vạch, có tên gọi khác là máy đọc mã vạch, đầu đọc mã vạch, … là thiết bị cho phép đọc dữ liệu từ mã vạch được in sẵn trên sản phẩm, hàng hóa, thiết bị, … Mã vạch chúng ta thường thấy là một chuỗi đường thẳng, hoặc chuỗi ký hiệu đặc biệt thể hiện thông tin về sản phẩm, hay nói cách khác thông tin sản phẩm được mã hóa dưới dạng mã vạch và được lưu trữ trên máy chủ được kết nối trước đó bằng máy in mã vạch, và sau đó những mã vạch này sẽ được giải/đọc bằng máy quét/đọc mã vạch.



Máy dùng để giải mã và thu nhập mã vạch vào máy tính, nên nó có thể coi như là phương thức nhập liệu ký tự như bàn phím của máy tính.

Máy quét mã vạch được ứng dụng rộng rãi, đặc biệt ở siêu thị, nhà sách, hiệu thuốc, cửa hàng, tạp hóa, cho đến kho bãi, nhà máy, ….

CÁCH THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY QUÉT MÃ VẠCH

Máy quét mã vạch hoạt động bằng cách phát ra các chùm tia sáng cực tím, thường có màu đỏ tươi ngay khi khởi động. Ánh sáng này sẽ tìm và phát hiện mã vạch đặt gần nó. có tác dụng tìm và phát hiện mã vạch đặt gần nó.

Có một số máy quét mã vạch có thể nhận diện mã vạch trong khoảng cách xa hơn thông thường, thường là máy quét mã vạch công nghiệp (máy quét mã vạch laser, máy quét mã vạch CCD,…).

PHÂN LOẠI MÁY QUÉT MÃ VẠCH

Có nhiều cách để phân loại máy quét mã vạch, có thể là theo công nghệ chế tạo (CCD, Laser, Imager), hoặc theo công dụng (quét mã vạch 1D, 2D) , theo cổng giao tiếp (cổng keyboard wedge, cổng RS-232 hay cổng COM, USB), hoặc theo cấu tạo (cầm tay, để quầy, đề bàn, desktop, dạng không dây, … ).

Trong đó phân loại theo cấu tạo dạng cầm tay, và dạng để bàn là được dùng nhiều nhất.
  • Máy quét mã vạch cầm tay: thường được kết nối với máy tính bằng cổng USB hoặc Wireless (không dây) , và có thể di chuyển mọi nơi, vì vậy dạng máy này thường được ứng dụng cho môi trường làm việc kho hàng, xí nghiệp, nhà máy,… 
  • Máy quét mã vạch để bàn: thì ngược lại, chỉ đặt yên một chỗ, tại các quầy thanh toán trong cửa hàng, đại lý, siêu thị. Khi cần đọc mã vạch, thì phải đem hàng hóa đó đến tận nơi để máy có thể đọc mã vạch một cách nhanh chóng và chính xác nhất. 
Ngoài tính năng quét như trên, các loại máy này còn được bổ sung thêm nhiều tính năng thân thiện như hệ thống quét tự động, lập trình đơn giản với độ bền tối đa, dễ dàng sử dụng và hoạt động, tốc độ quét nhanh, phạm vi quét rộng và chính xác.

TÌM HIỂU THÊM VỀ MỘT SỐ PHÂN LOẠI MÁY QUÉT MÃ VẠCH

PHÂN LOẠI THEO CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO

  • Công nghệ CCD: Máy quét theo công nghệ CCD rất bền, và đáng tin cậy, nhưng có nhược điểm là nó chỉ quét được mã vạch trên bề mặt phẳng, và cự ly gần, không quét được barcode theo chiều cong như ở trên chai, …. Bù lại, giá thành của loại máy này rẻ hơn máy quét dùng công nghệ laser.
  • Công nghệ Laser: Máy quét mã vạch dùng tia laze phát ra tia sáng rất mảnh cắt ngang bề mặt barcode, có ưu điểm là rất nhạy, chính xác, quét được mã vạch trên bề mặt cong, và quét tầm xa. Nhưng loại máy này thì không bền bằng CCD laser, do mắt đọc của nó sử dụng tương tự như của đầu đĩa, sau một thời gian sẽ bị kén barcode giống như hiện tượng kén đĩa của đầu đĩa, và có thể bị hỏng hẳn. Tuy nhiên, hiện nay công nghệ này đã được cải thiện đáng kể để nâng tuổi thọ và độ bền của nguồn phát laser.
  • Công nghệ Imager: Máy đọc mã vạch sử dụng công nghệ Imager thường được ứng dụng để đọc nhiều mã vạch liền nhau, bằng cách chụp lại và phân tích xác nhận mã đọc, vì vậy tốc độ của máy đọc công nghệ này thường chậm hơn, thích hợp trong ngành y tế bởi tính chính xác và so sánh của thiết bị.

PHÂN LOẠI THEO CÔNG DỤNG

  • Máy quét mã vạch 1D: hay máy quét tuyến tính (linear scanner) thường là loại máy quét cầm tay, quét được các loại mã vạch 1D thông dụng và một số không thông dụng bằng tia sáng nằm ngang. Cần lưu ý là KHÔNG PHẢI ký hiệu mã vạch 1D nào máy cũng có thể đọc được, nên cần xem hướng dẫn sử dụng trong hộp sản phẩm.
  • Máy quét mã vạch 2D: hay Barcode Imager là loại máy quét, ngoài 1D, máy còn có thể đọc được mã vạch 2D như PDF-417, Data Matrix, MaxiCode, v.v…. Nó dùng laze sau đó phản xạ bằng một hệ thống lăng kính để tạo thành 1 chùm sáng phủ trên mọi góc độ của ký hiệu mã vạch. Vì thế, ta có thể quét theo bất cứ chiều nào, khi quét mã vạch 1D bằng máy quét 2D, trong khi đó nếu dùng máy quét 1-D, ta phải bắn tia sáng cắt ngang qua toàn bộ mã vạch. Từ đây có thể thấy, nếu cần quét tính tiền hàng hóa nhanh chóng, nhất là ở trong siêu thị lớn, thì nên sử dụng máy quét 2D.

PHÂN LOẠI THEO MÔI TRƯỜNG SỬ DỤNG

Dùng trong bán lẻ:

Máy quét mã vạch dùng trong bán lẻ thường là dạng phổ thông, dùng công nghệ laser, phù hợp trong các môi trường văn phòng và siêu thị như Symbol LS2208, Symbol LS1203, Datalogic QD2100/2130, Argox AS8000, Argox AS8250, Zebex Z3000

Dùng trong kho bãi:

Máy quét mã vạch dùng trong kho bãi có diện tích rộng, cần độ bền, và tránh bụi cao, chủ yếu là mã vạch UPC, EAN, nên thường dùng công nghệ chụp ảnh 2D, và PDF, công nghệ không dây như Radio hoặc Bluetooth, ví dụ Symbol LS4208, Symbol LS6708, Symbol LS6878, Argox AS8520.

Dùng trong công nghiệp:

Máy quét mã vạch dùng trong công nghiệp thường dùng công nghệ laser đa tia, hoặc chụp ảnh với độ chụp rộng, không di động như Symbol LS9203, Symbol LS9208, DS9808, Zebex Z-6182, Zebex A-50M, Datalogic 3200VSi, Datalogic 3300HSi.

PHÂN LOẠI THEO CỔNG GIAO TIẾP

  • Cổng keyboard: vì nó giao tiếp như 1 bàn phím, nên khi kết nối với máy tính, ta phải tháo bàn phím của máy tính ra. Sau đó ghim dây của scanner vào vị trí của bàn phím, rồi ghim dây của bàn phím vào đầu còn lại của dây scanner. Loại máy quét này khi quét chỉ cần dùng phần mềm văn bản thông dụng như Nodepad, Word hay Excel là được, rất tiện lợi, dễ dùng, và không cần driver.
  • Cổng COM hay RS-232 : loại này thường phải cung cấp thêm 1 nguồn điện 5VDC từ bên ngoài và phải dùng phần mềm đặc biệt kèm theo máy để setup và quét mã vạch. Trong ứng dungj thực tế thì người ta phải sử dụng phần mềm tự lập trình riêng để đáp ứng được yêu cầu thực tế. Thường các loại máy quét để bàn và các loại máy quét 2D hay sử dụng cổng RS-232.
  • Cổng USB: Loại máy quét này dùng nguồn từ máy tính với cường độ dòng điện lên đến 500mA. Dùng cổng USB có thể cắm thẳng thiết bị vào máy tính mà không cần phải shutdown máy, tốc độ truyền dữ liệu nhanh và dữ liệu quét cũng có thể đưa thẳng vào các phần mềm văn bản thông dụng như trường hợp máy quét dùng cổng keyboard.

PHÂN LOẠI THEO CẤU TẠO

  • Máy đọc mã vạch cầm tay (handheld Scanner): có 2 dạng là CCD và Laser, thường được ứng dụng trong các cửa hàng bán lẻ, nhà sách, có giá rẻ nhất trong số các loại máy quét. Đa số các loại máy quét cầm tay đều có kèm theo giá đỡ, chân đế, để chuyển sang chế độ rảnh tay như để bàn.
  • Máy đọc mã vạch để quầy, để bàn (In-counter Scanner): thường là loại 2D, có tốc độ cao, có thể lên tới 2000 scans/second, nên rất nhạy, và có khả năng quét được các loại mã vạch kém chất lượng, nên được ứng dụng trong các siêu thị hay các trung tâm thương mại cỡ lớn. Có thể kết hợp với hệ thống POS tạo thành điểm bán hàng mang tính chuyên nghiệp và hiện đại.
  • Máy đọc mã vạch Desktop (Desktop scanner): thiết kế nhỏ gọn, được kết nối thường xuyên với máy vi tính giống như là 1 thiết bị ngoại vi. Máy quét dạng Desktop thường chỉ quét được mã vạch 1D và được sử dùng cho các công việc văn phòng, các cơ quan hành chánh có nhu cầu quét mã vạch trên giấy tờ tài liệu.
  • Máy đọc mã vạch Dạng đọc thẻ, coupon, tài liệu: là máy quét 2-D sử dụng chùm tia laser và có tầm quét xa và rộng, với tốc độ có thể lên đến trên 1000 scans/second, thường được ứng dụng ở các quầy tính tiền trong các Club, quầy Bar, cửa hàng ăn uống khi thẻ barcode được sử dụng như là thẻ hội viên (membership).
  • Máy đọc mã vạch không dây : hình dạng giống như “Mẹ bồng con”, gồm 2 phần: 1 phần nối với máy tính (coi như máy mẹ) và phần kia là scanner không dây sử dụng Pin sạc. Loại này thường được dùng để đọc mã vạch của các món hàng lớn, mà ta không dễ dàng di chuyển đến quầy tính tiền để quét được.
  • Thiết bị đầu cuối không dây: là dạng máy trạm theo công nghệ không dây RFID mà các công ty chuyên bán các thiết bị mã vạch của chúng ta thường gọi là “máy kiểm kho”. Các Data Terminal thu thập dữ liệu và lưu trữ vào bộ nhớ của máy. Sau đó có thể truy xuất dữ liệu tại máy hoặc Download về máy tính để xử lý. Sự khác biệt giữa Data Terminal và loại máy “Mẹ bồng con” là Terminal hoạt động như 1 máy trạm, có Firmware và có thể lập trình cho dữ liệu thu thập, còn loại máy “Mẹ bồng con” hoạt động như 1 máy quét cầm tay thông thường, tức là dữ liệu thu thập được truyền thẳng về máy vi tính. Do đó nó được xếp vào loại Handheld Scanner chứ không phải theo công nghệ RFID. Portable Data Terminal được sử dụng trong hệ thống kiểm kho, kiểm tra hàng hoá trên các kệ hàng hoặc thu thập dữ liệu ở những nơi không có máy tính.
  • Máy đọc mã vạch công nghiệp: có độ chính xác rất cao, được thiết kế treo giống như đèn sân khấu, dùng để kiểm tra hàng hoá sản xuất ngay tại đầu ra của băng chuyền. Chùm tia sáng phát ra có miền quét rất sâu và phủ rộng, có thể quét cùng lúc nhiều loại mã vạch trong vùng phủ sáng. Được sử dụng chủ yếu cho các khu công nghiệp, các xí nghiệp sản xuất hàng hoá trên băng chuyền. Loại máy quét này cũng có thể được bố trí trong kho để khi 1 kiện hàng được mang ra đều phải qua vùng phủ sáng của máy quét và do đó thông tin trên kiện hàng được ghi nhận. Được sử dụng trong vận chuyển, giao nhận hàng
  • Máy đọc mã vạch Dạng kéo thẻ (Barcode Slot Reader): cùng với thẻ từ và thẻ thông minh được ứng dụng trong công nghệ nhận dạng tự động như hệ thống Access Control dùng để mở cửa, hệ thống Time Attendence dùng để chấm công, quản lý nhân sự. Sự khác nhau giữa 1 máy barcode slot reader và 1 máy quét barcode thông thường là ở chỗ khi kéo thẻ barcode, mã số được đưa vào máy đọc sẽ tác động 1 hiệu ứng điện và cơ học để làm mở cửa, mở khoá (Access Control), hoặc mã số được đưa vào 1 phần mềm quản lý nhân sự nhằm mục đích chấm công, quản lý nhân viên.

HỆ THỐNG TÍCH HỢP

Khi mua và sử dụng máy quét mã vạch, bạn cần trang bị một số hệ thống sau
  • Máy tính tương thích: máy tính xách tay, máy tính để bàn
  • Phần mềm mã vạch để quản lý hệ thống mã vạch dễ dàng và theo quy trình.

CÁCH SỬ DỤNG MÁY QUÉT MÃ VẠCH

Sau khi đã thiết lập thì việc sử dụng máy quét mã vạch trở nên vô cùng dễ dàng.
  • Kiểm tra máy được kích hoạt chưa bằng cách xem đèn đỏ nút nguồn sáng lên là máy đã sẵn sàng.
  • Đặt máy quét sao cho tia sáng chiếu vào giữa chuỗi mã vạch, và đợi máy bắt được mã vạch, bạn có thể di chuyển máy quét lên xuống sao cho máy dễ dàng bắt được mã vạch hơn. 
Khi sử dụng máy quét mã vạch lần đầu, bạn nên quét qua vài lần các dạng mã vạch cơ bản để máy có thể hoạt động suôn sẻ hơn.
Nguồn: http://mayintemmavach.com/tu-van/cach-lua-chon-may-quet-ma-vach-tot-nhat-phu-hop-voi-nhu-cau.html
[/tintuc]

BACK TO TOP