Hôm nay :

Hotline: 0975236688

[tintuc]Máy in mã vạch thường dùng vật liệu chính là giấy, ngoài ra, còn có một số vật liệu in khác như nhựa tổng hợp (loại giấy dai), giấy bạc, giấy nhôm, các loại film, da mỏng… Với mỗi loại sản phẩm, yêu cầu về tem nhãn lại khác nhau, nhất là đối với những mặt hàng đặc biệt, hay sử dụng ở môi trường khắc nghiệt. Bài viết này sẽ giúp bạn lựa chọn chất liệu giấy in tem nhãn mã vạch tốt nhất để sử dụng.



Tầm quan trọng của việc lựa chọn đúng chất liệu giấy in tem


Nhãn hiệu rất quan trọng cho bất kỳ sản phẩm nào, vì nó là thương hiệu, là bộ mặt của sản phẩm, nhãn hiệu có chất lượng mới tạo được ấn tượng tốt, và hấp dẫn với người mua.

Yêu cầu về chất lượng tem nhãn đối với mỗi ngành hàng

Yêu cầu về chất liệu in tem nhãn mã vạch cũng khác nhau đối với từng sản phẩm. Ví dụ:
  • Đối với các sản phẩm là thực phẩm, thì tem in sẽ phải chịu các môi trường khác nhau, như độ ẩm cao, nhiệt độ thấp, …. Ngoài ra, phải có độ dính cao để bám chắc vào các bề mặt cong, hay nhựa tổng hợp OPP, PP, PET, PA, nylon …, nên giấy in PVC dai, không rách thường được sử dụng.
  • Đối với những sản phẩm xe hơi, xe máy, đồ điện tử, …. phải chịu nhiệt độ cao, và môi trường khắc nghiệt thì giấy decal PVC bạc là sự lựa chọn lý tưởng.
  • Mặt hàng nước giải khát, rượu bia, thuốc lá, … thì đòi hỏi chất liệu giấy in nhãn phải có độ dính cao, và chịu nhiệt độ thấp.
  • Các sản phẩm tiêu dùng như xà phòng, xà bông, dầu gội, sữa tắm, nước hoa, mỹ phẩm,… thì yêu cầu tem nhãn in phải chịu được nước, dầu, hóa chất…
  • Ngoài ra, muốn có nhãn hiệu trong suốt có màng trong, thì đòi hỏi giấy in nhãn phải trong suốt, chịu tia cực tím,…
  • Các sản phẩm chứa hóa chất, như sơn, dầu nhớt, dầu hỏa, thuốc nông nghiệp, …. thì nhãn phải có lớp bề mặt, và keo chịu nước, hóa chất, bền ở điều kiện ngoài trời.
  • Trong phòng thí nghiệm thì tem nhãn phải chịu được quá trình vô trùng, bám dính tốt, trên bề mặt cong của ống nghiệm, ….
  • Sản phẩm trong công nghiệp, tường dùng nhãn chứa nhiều thông tin thay đổi (Variable Infomation Printing – VIP) có thể là nhãn trơn hoặc đã in sẵn nội dung. Chúng được in thêm các nội dung thay đổi, bằng nhiều kiểu in như in kim, in laser, in phun, in nhiệt trực tiếp, in nhiệt gián tiếp, … Nhãn này cần chịu được nhiệt độ cao, độ ẩm cao, cào xước, và tia cực tím
  • Nhãn cho kho vận không cần bền nhưng phải chịu được cào xước tốt. Nhãn cho văn phòng thì chỉ cần decal giấy in thường…


Mỗi loại sản phẩm lại cần nhưng yêu cầu khác nhau về chất liệu giấy in, bạn cần hiểu rõ yêu cầu tem nhãn mình cần để có sự lựa chọn hợp lý.

Các thông số cần quan tâm khi lựa chọn chất liệu giấy in tem nhãn


Khi lựa chọn chất liệu giấy in tem, bạn cần chú ý đến các thông số sau:

Kích thước lõi giấy in: Bạn cần chú ý đến kích thước lõi giấy, vì mỗi một model máy in tem nhãn đều có thông số kích thước lõi riêng. Ví dụ như kích thước đường kính lõi bên trong là 1inch đối với dòng Datamax E Class, 1,5 inch hoặc 3 inch nếu là Datamax M-Class, I-Class, W-Class… Bạn nên xem thông số này trên brochure của máy in mã vạch của bạn trước khi tìm mua giấy.

Giấy cuộn mặt trong (face-in) hay mặt ngoài (face-out): Thường thì bạn nên chọn giấy cuộn mặt ngoài

Kích thước tối đa của giấy cuộn hay giấy dạng xếp:

Ví dụ:

Datamax E-Class: 0.375 – 24″ (9.52-609.6 mm)

Datamax I-Class: 0.25″ – 99″ (6mm – 2475mm)

Datamax M-Class: 0.25″ – 99″ (6mm – 2475mm)

Datamax W-Class: 0.5” – 99.99” (12.7 mm – 2539.7 mm)

Các chức năng phụ in nhãn với giấy dạng tập xếp, thì tương thích với hầu hết các máy in

Lựa chọn giấy in chính hãng để đảm bảo chất lượng tem nhãn tốt nhất, bảo vệ đầu in, máy in.

Chất liệu tem nhãn: Nhãn được thiết kế để dễ dàng tiếp nhận với việc thay đầu in. Việc chọn lựa chất liệu tem nhãn thường phụ thuộc vào ứng dụng

Các loại chất liệu giấy in tem nhãn mã vạch

Giấy in tem nhãn gồm có các loại giấy decal sau:

Loại giấy in tem nhãn decal thông thường




Nhãn Decal (Sticker) giấy là loại Decal được dùng phổ biến rỗng rãi nhất bởi sự đa dạng, dễ sử dụng và quan trọng nhất là đáp ứng được nhu cầu đại đa số người sử dụng với giá cả hợp lý. Decal giấy thường in tem được sử dụng rộng rãi trong việc dán nhãn hàng hóa tiêu dùng, giá bán, quy cách, thông tin sản phẩm… áp dụng cho việc quản lý, theo dõi hàng hóa trong các hệ thống kho, siêu thị, nhà hàng…

Loại giấy in tem nhãn mã vạch decal PVC


Là loại Decal có độ bền cao, dẻo dai, tuổi thọ sử dụng lâu dài, hài hòa giữa hai yêu tố chất lượng và giá cả Nhãn Decal PVC là loại Decal có chất liệu bền,dẻo dai, chịu được va quệt khi vận chuyển. Nhãn Decal PVC được sử dụng dán nhãn, đóng gói sản phẩm có điều kiện sử dụng và di chuyển chịu nhiều va chạm. Nhãn cũng được bế hình dạng, quy cách, mầu sắc.. theo như Decal giấy và sử dụng mực in mã vạch (Ribbon) để in.


Loại giấy in tem nhãn decal satin


Satin hiện đang sử dụng rất ưa chuộng trong ngành may mặc, giầy da, do có tính chất mềm, dẻo, có thể giặt vò, là, hấp mà không bị biến dạng hoặc giảm tính chất sử dụng. Tem được sử dụng ghi quy cách, thông tin và trang trí cho các sản phẩm đòi hỏi tính chất mỹ thuật cao. Thông thường mực in sử dụng cho tem Satin thường là loại có chất lượng tốt.


Loại giấy in tem nhãn decal bạc (mạ thiếc)


Nhãn Decal bạc được sử dụng đáp ứng những ngành nghề tạo ra những sản phẩm cao cấp, mang tính chất kỹ thuật như điện tử, điện lạnh, máy móc cơ khí…. Đặc điểm lớn nhất của tem bạc là có độ bền rất cao, chịu đựng tốt thời tiết khắc nghiệt và ít khi bị thoái hóa trong quá trình sử dụng. Tem bạc được in với mực in có chất lượng cao sẽ tao ra những con tem có thể sử dụng tới hàng chục năm.


Vì sao nên chọn mua giấy in tem nhãn của chúng tôi


Giấy in tem nhãn do chúng tôi cung cấp có độ dài đủ, đạt chuẩn với khổ giấy 30 mét x khổ 80 mm, trong khi đó trên thị trường phổ biến giấy 20 – 25 mét x khổ 75-80 mm

Giấy in tem do Thiết bị tem nhãn mã vạch chúng tôi cung cấp luôn có độ mịn, láng bóng, chữ in sắc nét và có độ bền lên tới 5-7 năm, trong khi đó, trên thị trường trôi nổi loại giấy Trung Quốc nhưng dán tem Japan, chỉ lưu được 3-5 tháng.

Cuộn giấy được đóng gói theo dây chuyền hiện đại, chắc chắn, phẳng 2 đầu, lõi giấy cứng và có vỏ bọc bạc cứng phía ngoài. Trong khi đó giấy trên thị trường rất xốp, bề mặt không trắng, không mịn và đóng gói cuộn giấy không chặt.

Giấy in mã vạch: tùy thuộc vào kích thước sản phẩm, khách hàng có thể đặt giấy in mã vạch được chia theo khổ giấy phù hợp với sản phẩm.

Ngoài ra chúng tôi cam kết:

  • 100% giấy được nhập ngoại : Đức, Nhật Bản… lưu mực 5-7 năm không phai mực
  • Độ dài đảm bảo 100% theo thông số – cam kết hoàn lại tiền nếu thiếu
  • Chất lượng bản in cực tốt – hài lòng mọi khách hàng khó tính nhất


Liên hệ ngay để được tư vấn : 0937435656

[tintuc]Hiện nay máy in tem nhãn mã vạch bằng 2 phương thức phổ biến in trực tiếp (direct thermal) và in truyền nhiệt, hay chuyển nhiệt (transfer thermal). Trong 2 loại này, chúng ta nên chọn phương thức in tem nhãn nào để đảm bảo nhu cầu của mình? Quý khách có thể tham khảo tại bài viết này để có sự lựa chọn phù hợp nhất với mình.

>>Xem thêm: Tìm hiểu các phương pháp in mã vạch


Xem xét lại nhu cầu in mã vạch của mình

Trước khi bạn quyết định xem có nên chọn một máy in nhiệt trực tiếp hay in truyền cần xem xét các câu hỏi sau:

  • Bạn có cần in màu hay không?
  • Tem nhãn bạn cần có yêu cầu có thời gian sử dụng trên 1 năm không?
  • Bạn cần in mã vạch mật độ cao?
  • Tem nhãn nhãn có phải chịu nóng hoặc ánh sáng mặt trời không?
  • Tem nhãn có dễ bị cọ xát, trầy xước không?
  • Bạn cần in trên nhiều chất liệu khác nhau (ví dụ như giấy tờ, phim ảnh và lá)?


Nếu bạn trả lời “có” cho bất kỳ câu hỏi trên thì bạn nên xem xét việc đầu tư máy in chuyển nhiệt hơn là trực tiếp nhiệt.

Ưu và nhược điểm của 2 phương thức in nhiệt trực tiếp và in truyền nhiệt

Đặc điểm của 2 phương thức in này, bạn có thể xem tại bài viết: Tìm hiểu về máy in mã vạch.

Máy in nhiệt trực tiếp (Direct thermal)




Ưu điểm:

  • Tiết kiệm mực in
  • Chi phí thấp hơn
  • Sử dụng dễ dàng hơn


Nhược điểm

  • Nhanh giảm tuổi thọ đầu in do tiếp xúc nhiệt trực tiếp
  • Giấy cảm nhiệt dễ bị trầy xước do va chạm với các vật sắc nhọn
  • Chất lượng tem in không được sắc nét như in chuyển nhiệt, và nhanh bị mờ, trầy xước, …
  • Mực in bị giới hạn màu đen


Bởi các ưu và nhược điểm của mình, phương thức in nhiệt trực tiếp phù hợp cho ngành công nghiệp thực phẩm vì hầu hết các mặt hàng đều được lưu trữ, bảo quản tránh nhiệt và ánh sáng mặt trời, và thời hạn sử dụng nhãn là ít hơn 1 năm

Máy in chuyển nhiệt, truyền nhiệt (Thermal transfer)




Ưu điểm

  • Khắc phục vấn đề mau mòn và giảm tuổi thọ của đầu in
  • Chất lượng tem in ra được nâng cao và có độ bền
  • Giấy cảm nhiệt ít bị hư hỏng
  • Không giới hạn màu mực, vật liệu in (có thể in trên giấy, phim ảnh, và thậm chí cả chất lá)


Nhược điểm

  • Phải thay băng mực thường xuyên nếu in nhiều
  • Giá thành đắt hơn
  • Lựa chọn chất liệu in và ribbon khắt khe hơn nếu muốn đảm bảo chất lượng và hiệu suất, chất lượng in ra


Phương pháp in truyền nhiệt lý tưởng cho các mã vạch mật độ cao và các nhãn hiệu đòi hỏi tuổi thọ.

Gợi ý một số máy in mã vạch được tin dùng nhất hiện nay


Để quý khách dễ dàng hơn trong việc lựa chọn loại máy in tem nhãn phù hợp với mình, Chúng tôi xin giới thiệu một số model máy in tem mã vạch được tin dùng nhất hiện nay với chất lượng và giá cả phải chăng.

Máy in tem mã vạch Zebra ZT230 được ứng dụng in tem nhãn phụ trong các hệ thống bệnh viện, hệ thống siêu thị và trung tâm vận chuyển phân phối hàng xuất nhập khẩu.



Là dòng máy in tem mã vạch Zebra công nghiệp, ZT-230 tiết kiệm không gian với thiết kế thanh lịch, thiết lập dễ dàng, giao diện người dùng trực quan và dễ bảo trì.

  • Tốc độ in: 152mm/s
  • Độ phân giải: 203 dpi / 300 dpi
  • Bộ nhớ: 128 MB Flash ,128 MB DRAM
  • Độ rộng tối đa có thể in: 104 mm


Máy in mã vạch Datamax I-4212 Mark II (I-4212e) là dòng máy in mã vạch công nghiệp, với tốc độ lên tới 12in/s (~304mm/s), với cấu hình mạnh mẽ nên được ứng dụng trong các ngành sản xuất công nghiệp, bệnh viện, vận tải, hậu cần,…



I Class I-4212 Mark II (I-4212e) là máy in tem mã vạch Datamax, thuộc dòng công nghiệp, có các đặc điểm chính sau:

  • Công nghệ in nhiệt, độ phân giải 203dpi,
  • Tốc độ in 12 inches/giây, bề rộng nhãn tối đa 104mm,
  • Bộ nhớ 32MB DRAM, 64MB Flash
  • Ribbon sử dụng: side in và side out
  • Cổng kết nối USB, Parrallel, RS232


Datamax M-4206 Mark II (M-4206e) là loại máy in mã vạch công nghiệp, với tốc độ lên tới 152mm/s, mạnh mẽ, bền bỉ, chính xác. Máy sử dụng phương thức in nhiệt trực tiếp, có tùy chọn in truyền nhiệt.



Máy in mã vạch Datamax M Class M-4206 Mark II (M-4206e) có các đặc điểm sau:

  • In nhiệt, độ phân giải 203dpi
  • Tốc độ in 6 inches/giây, bề rộng nhãn tối đa 108mm,
  • Bộ nhớ 16MB DRAM, 8MB Flash.
  • Hỗ trợ ribbon side in và side out


Máy in tem mã vạch Citizen CL-S321 là máy in tem mã vạch Citizen sử dụng công nghệ in nhiệt trực tiếp và gián tiếp thông qua ribbon một cách dễ dàng và thân thiện Citizen CL-S321 có các tính năng vượt trội như sau:



  • Phương thức in In nhiệt trực tiếp hoặc gián tiếp.
  • Độ rộng in được 4.25 inches (108 mm)
  • Độ phân giải 203 dpi (8 dots per mm)
  • Tốc độ in 4 inches per second (102 mm/s)


Máy in tem Citizen CL S321 có thiết kế hợp lý, sử dụng đơn giản, tính năng vượt trội, giá cả phải chăng là sự lựa chọn tốt nhất cho cửa hàng bán lẻ, tiệm vàng, shop thời trang , …….

Máy in mã vạch BIXOLON SLP TX 423 là sản phẩm máy in nhãn cảm nhiệt mới từ Samsung với khả năng in mạnh mẽ, tốc độ cao, bề mặt rộng tới 4 inch (10cm). Bixolon SLP TX 423 nổi bật với tốc độ in lên tới 127 mm/s, khả năng tương thích cao dựa trên sự hỗ trợ hoàn hảo.



Máy in tem mã vạch Bixolon SLP-TX423 là sự lựa chọn lý tưởng cho việc triển khai rộng rãi đáp ứng những yêu cầu về in nhãn, in mã vạch 1D/2D.

  • Phương thức in In nhiệt trực tiếp, In truyền nhiệt
  • Độ phân giải 300 dpi
  • Tốc độ in 5 ips (127 mm/s)
  • Độ rộng in 105.7 mm


Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm máy in tem mã vạch, hoặc tư vấn giải pháp mã vạch, quý khách vui lòng liên hệ: 0937435656 để được trợ giúp.

[tintuc]Hiện nay ở các phòng thí nghiệm của bệnh viện thường sử dụng mã vạch để quản lý. Việc ứng dụng công nghệ mã vạch trong phòng xét nghiệm máu sẽ đem lại những lợi ích gì? Và nên sử dụng máy in tem mã vạch chuyên dụng nào cho phòng xét nghiệm bệnh viện? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.



>> Xem thêm:
Ứng dụng của mã vạch trong lĩnh vực y tế, bệnh viện

Lợi ích của việc sử dụng mã vạch cho phòng xét nghiệm y tế bệnh viện


Việc dán mã vạch cho các mẫu máu giúp quản lý dễ dàng và giảm thiểu các sai sót , nhầm lẫn trong ngân hàng máu của bệnh viện. Điều này hỗ trợ cho việc điều trị , truyền máu cho bệnh nhân một cách tốt nhất.


Các mẫu máu xét nghiệm hay dự trữ trong ngân hàng máu được dán mã vạch rõ ràng thuận loại cho việc lưu trữ và quản lý trên phần mềm của bệnh viện
Bệnh nhân sẽ không phải chờ đợi quá lâu để được truyền máu vì đơn giản bạn chỉ việc sử dụng máy quét mã vạch để quét , sau đó trên phần mềm sẽ hiển ra thông tin các loại máu một cách chính xác giúp tiết kiệm thời gian một cách tối đa.
Việc trả kết quả xét nghiệm cũng không xảy ra trường hợp nhầm lần , nâng cao uy tín của bệnh viện

Nên dùng máy in mã vạch nào cho phòng xét nghiệm bệnh viện


Do đòi hỏi độ chính xác đến tuyệt đối và phải đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của bệnh nhân một cách nhanh nhất , không để người bệnh phải chờ đợi lâu nên chúng tôi khuyên quý khách hàng nên lựa chọn dòng máy in mã vạch công nghiệp nhẹ.

Đây là dòng máy in có độ bền cao, khả năng in ấn số lượng tem lớn trong một khảng thời gian ngăn với thông tin in ấn trên tem đảm bảo độ sắc nét đến bất ngờ. Thao tác trên máy dễ sử dụng , đơn giản bạn chỉ cần học cách lắp mực và giấy khi cần thay còn mọi công việc thiết kế tem đạt chuẩn bạn đều sẽ thao tác trên phần mềm in mã vạch chuyên dụng.

Máy in mã vạch dùng cho phòng xét nghiệm khuyên dùng


Máy in mã vạch Samsung Bixolon SLP-T403



Bixolon SLP-T403 là máy in mã vạch để bàn, thuộc dòng SLP T400 có khả năng máy in mã vạch 2D, bằng phương thức in nhiệt, với độ phân giải cao và hiệu năng vượt trội so với những sản phẩm cùng tầm giá. Đây là loại máy in tem nhãn Samsung Bixolon dễ sử dụng, với chi phí bảo trì thấp, giúp giảm yêu cầu đào tạo và chi phí vận hành.

Máy in mã vạch Bixolon SLP T403 được ứng dụng đa dạng, trong các cửa hàng thời trang, cửa hàng bán lẻ, siêu thị mini, điểm bán vé…đến môi trường kho vận, siêu thị lớn, trong các dây chuyền sản xuất và ngành vàng bạc/trang sức, thủy hải sản, điện tử,…

Một điểm thông minh của Bixolon SLP-T403 là khả nặng tự nhận ra được những nhãn trống và tự động bỏ qua để in nhãn tiếp theo. Với uy tín Samsung – Hàn Quốc, cùng với chất lượng nổi trội của mình, máy in mã vạch tem nhãn Bixolon SLP-T403 là sự lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thông tin chính

  • Phương pháp in: in truyền nhiệt, in trực tiếp
  • Tốc độ in: 100mm/s
  • Độ phân giải: 300dpi
  • Độ rộng: lên tới 105.7mm
  • Bộ nhớ : 8MB SDRAM, 2MB FlashROM


Máy in tem mã vạch Zebra ZT230

Máy in mã vạch Zebra ZT230 có thiết kế nhỏ gọn đẹp với khung máy bằng kim loại bền chắc được kế thừa những thành công từ thế hệ máy in mã vạch Zebra S4M và phát triển nâng tấm ZT230 mạnh mẽ hơn về bộ nhớ, cổng giao tiếp và đặc điểm nổi bật là tốc độ in nhanh hơn. ZT230 có đầu in nhiệt độ phân giải 203dpi và 300dpi đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng.



Zebra ZT230 dòng máy in mã vạch công nghiệp tầm trung có cấu hình mạnh mẽ với bộ nhớ 128MB Flash 128MB DRAM, in chiều rộng tối đa 104mm đạt tốc độ 152mm/s và hỗ trợ cổng giao tiếp tiêu chuẩn kết nối cáp USB. Đi kèm theo cấu hình mạnh là những thiết kế tiện ích trực quan như màn hình LCD quan sát khi nhấn nút hiệu chỉnh các thông số kỹ thuật cơ bản mà không cần phải chỉnh trong driver. ZT230 được ứng dụng in tem nhãn phụ trong các hệ thống bệnh viện, hệ thống siêu thị và trung tâm vận chuyển phân phối hàng xuất nhập khẩu.

Là dòng máy in tem mã vạch Zebra , ZT-230 tiết kiệm không gian với thiết kế thanh lịch, thiết lập dễ dàng, giao diện người dùng trực quan và dễ bảo trì.

Thông tin chính

  • Tốc độ in: 152mm/s
  • Độ phân giải: 203dpi, 300 dpi (tùy chọn)
  • Bộ nhớ: 128 MB Flash ,128 MB DRAM
  • Độ rộng tối đa có thể in: 104 mm


Quý khách cần giải đáp thắc mắc, cũng như tư vấn hướng dẫn lựa chọn máy in mã vạch phù hợp với nhu cầu của mình, xin vui lòng liên hệ: 0937435656Nguồn https://mayinmavach248.com/may-in-ma-vach-chuyen-dung-cho-phong-xet-nghiem/
[/tintuc]

[tintuc]Máy in mã vạch thường được ứng dụng trong sản xuất, bán hàng, … thậm chí cả trong lĩnh vực y tế, nhà thuốc, bệnh viện. Tại sao nhà thuốc bệnh viện cần đến máy in mã vạch? Và những loại máy in mã vạch nào phù hợp nhất cho nhà thuốc bệnh viện? Chúng ta cũng làm rõ vấn đề này qua bài viết này.


Nhu cầu về máy in mã vạch của các nhà thuốc bệnh viện


Dược phẩm là một loại hàng hoá đặc biệt. Hiện nay trên thị trường có đến hàng nghìn loại thuốc khác nhau. Làm thế nào để có thể quản lý được chi tiết từng loại thuốc là điều không dễ. Rất khó để có thể nắm rõ hiện tại trong kho còn bao nhiêu loại thuốc, thuộc những lô nào,hạn sử dụng của mỗi loại là bao nhiêu… Rất nhiều vấn đề đặt ra xung quanh việc quản lý và đòi hỏi người quản lý phải nắm bắt được tình hình thực tế của nhà thuốc.



Hoạt động quan trọng nhất của dược khoa là việc phân phát đúng thuốc, điều đó làm cho việc quản lý dược phẩm trở thành một nhiệm vụ quyết định. Dược khoa phải làm việc một cách chuẩn xác và kiểm tra các hoạt động thường xuyên trong toàn bộ quá trình. Để đảm bảo rằng bệnh nhân nhận được đúng thuốc, mã vạch là một giải pháp ứng dụng hiệu quả cho dược khoa.

Chính vì vậy, máy in tem mã vạch đang là giải pháp tốt nhất dành cho các phòng thuốc của bệnh viện hiện nay.

Nên lựa chọn máy in mã vạch loại nào cho phù hợp với nhà thuốc?


Do các nhà cung cấp hiện nay đa phần đều đã dán mã vạch lên sản phẩm thuốc nên bạn chỉ còn phải bổ xung thêm các mặt hàng thuốc chưa có mã vạch để dễ dàng quản lý thuốc.

Việc lựa chọn máy in mã vạch thường phụ thuộc các yêu cầu về công suất in ấn, điều kiện làm việc của máy in, chất lượng mã vạch để phù hợp với mục đích sử dụng. Đối với một cửa hàng thuốc với nhu cầu in ấn không cao nên dòng máy in mã vạch để bàn sẽ là lựa chọn tốt cho bạn. Máy in mã vạch desktop là loại máy in nhỏ gọn , tiết kiệm không gian, độ phân giải đầu in là 203 dpi , có tốc độ in thấp hơn so với dòng máy in công nghiệp nhưng hiệu quả đem lại là rất lớn:
Tiết kiệm chi phí đầu tư do dòng máy in mã vạch để bàn có giá thành không quá cao nhưng hiệu quả in tem,nhãn mã vạch lại rất tốt
Là công cụ đắc lực để bạn có thể thiết lập một hệ thống quản lý bán hàng bằng mã vạch từ đó giúp bạn tiết kiệm được các chi phí khác về nguồn nhân lực , thời gian
Nâng cao hiệu quả trong khâu bán hàng của cửa hàng , khách hàng sẽ có một cách nhìn chuyên nghiệp , đầy thiện cảm về cửa hàng của bạn
In mã vạch cho sản phẩm sẽ tạo được lòng tin cho khách hàng về nguồn gốc cũng như xuất xứ của sản phẩm

Các model máy in mã vạch khuyên dùng cho nhà thuốc bệnh viện


Chúng tôi khuyên bạn nên dùng sản phẩm máy in mã vạch Datamax-Oneil E-4204B Mark III (Basic) chuyên dùng cho nhà thuốc bệnh viện.

Máy in mã vạch Datamax Oneil E-4204B Mark III (Basic) là model thuộc serial E-Class Mark III được thiết kế bằng công nghệ tiên tiến, bền đẹp, mạnh mẽ, dễ sử dụng, tiết kiệm. Mã Basic này đáp ứng nhu cầu của các ứng dụng in ấn mã vạch phổ biến nhất. Bao gồm cổng USB và Serial tiêu chuẩn. Có tùy chọn độ phân giải 300dpi, in truyền nhiệt và bóc nhãn.



Đây là dòng máy in tem nhãn Datamax thích hợp cho bán lẻ, in ấn tem nhãn, in thẻ sản phẩm, ứng dụng trong bênh viện, phòng khám sức khỏe..
Đặc điểm chính

  • Công nghệ in nhiệt,
  • Độ phân giải 203 dpi,
  • Tốc độ in 4 inches/giây, bề rộng nhãn tối đa 104mm,
  • Bộ nhớ 16MB DRAM, 64MB Flash.
  • Cổng kết nối: USB, RS232.
  • Ribbon sử dụng: side in và side out

Lợi ích

  • Giá cả cạnh tranh, cấu trúc bền bỉ, cùng hoạt động tin cậy, chi phí bảo dưỡng thấp
  • Dễ sử dụng: cài đặt, vận hành, tích hợp nhiều ngôn ngữ khác nhau.
  • Tiết kiệm chi phí hoạt động: giảm thiểu tiêu thụ điện năng, giá vật liệu thấp hơn, tránh lãng phí vật liệu


Nếu bạn đang cần tư vấn chọn mua máy in mã vạch tốt nhất dùng cho nhà thuốc bệnh viện, hoặc có bất cứ câu hỏi nào về vấn đề này, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số máy 0937435656 . Chúng tôi luôn lắng nghe và thấu hiểu, và làm thỏa mãn những yêu cầu khách hàng cần.

>>Xem thêm: Cách chọn mua máy in mã vạch phù hợp

[tintuc]Như chúng ta đều biết máy in (printer) có thể in các nội dung được soạn thảo và thiết kế sẵn. Vậy có nên dùng máy in thường này (phổ biến là máy in laser) để in mã vạch thay vì phải mua máy in mã vạch chuyên dụng?”. Bài viết này sẽ đưa cho bạn lời khuyên hữu ích để có sự lựa chọn đúng đắn.

Có thể dùng máy in laser để in mã vạch đối với nhu cầu in ấn ít

Bạn cần xác định: nếu nhu cầu in mã vạch là dùng cho văn phòng và với số lượng ít, thì bạn hoàn toàn có thể dùng máy in laser, hay máy in kim, in phun đều được cả.

Trong trường hợp này, bạn cần phải hiểu rõ mục đích của các nhãn barcode đó là sử dụng vào đâu? ngắn hạn hay không ngắn hạn, trên những sản phẩm loại nào ? Thí dụ, nếu bạn in nhãn barcode chủ yếu về giá cả dán trên sản phẩm để trưng bày bán lẻ thì bạn vẫn có thể dùng máy in laser vì các nhãn này cùng với sản phẩm nằm trên các kệ trưng bày thường xuyên nên nó không có yêu cầu gì về độ bền công nghiệp.

Nên dùng máy in mã vạch chuyên nghiệp cho những sản phẩm lưu thông trên thị trường

Nếu bạn in nhãn cho những sản phẩm lưu thông trên thị trường dùng Code EAN hoặc UPC chẳng hạn thì bạn nên dùng máy in nhãn chuyên nghiệp để các nhãn có được độ bền cần thiết nhằm bảo quản thông tin trên đó (mã quốc gia, mã công ty, số hiệu sản phẩm, v.v…).



Vì sao không nên dùng máy in thường (máy in laser) để in mã vạch, tem nhãn?

Dùng máy in thường như máy in laser để in mã vạch sẽ có những nhược điểm sau:

Tốc độ in chậm: Máy in laser in nhãn với tốc độ chậm hơn nhiều so với máy in nhãn chuyên nghiệp nên không thể theo kịp sản xuất. Một máy in Laser trung bình in với tốc độ 10 trang A4/phút (= 10 x 29.70 = 297 cm/phút = 4.95 cm/giây), trong khi 1 máy in nhãn chuyên nghiệp in trung bình với tốc độ 6 ips (6 inches per second = 6 x 2.54 = 15.24 cm/giây) tức in nhanh gấp 3 lần 1 máy in laser. Các máy in nhãn ngày nay có tốc độ cao nhất lên đến 12 ips.


Xảy ra hiện tượng kẹt giấy, hỏng trống từ: Máy in Laser khi sử dụng lâu ngày thường hay có hiện tượng kẹt giấy là hiện tượng rất phổ biến. Các loại giấy nhãn dùng cho văn phòng thường rất dễ bị tróc, hoặc dưới sức nóng của máy in laser lớp keo bên trong nhãn có thể chảy ra làm dính vào trống từ, các nhãn cũng có thể bị tróc ra và dính vào trống từ sẽ làm hư bộ phận này. Khi in ra bạn thấy những vệt đen xuất hiện trên bản in, hãy kiểm tra máy in của bạn ngay lập tức, có thể lớp keo đã dính vào trống từ.


Làm giảm tuổi thọ và độ bền máy in: Sử dụng máy in laser để in tem nhãn, mã vạch, thực hiện không đúng chức năng của nó sẽ làm ảnh hưởng đến máy in của bạn. Đồng thời giảm độ bền cũng như thổi thọ của máy in.


Tem nhãn, mã vạch có độ bền thấp: Nhãn in bằng máy in Laser không có độ bền công nghiệp, không chịu được trầy xước (cọ sát khi vận chuyển), không chịu được nhiệt độ cao, độ ẩm trong một thời gian dài, không chịu được hoá chất dung môi: rượu, xăng, dầu,…) do đó không bảo quản được các thông tin trên nhãn. Trong khi đó ngược lại, nhãn in bằng máy in nhãn chuyên nghiệp luôn có độ bền công nghiệp do tính chất ưu việt của loại mực nhiệt.

Sự khác biệt của máy in mã vạch so với máy in laser

Máy in mã vạch có sự khác biệt khá rõ nét so với máy in thường (máy in laser):



Khác biệt về công nghệ

Máy in tem nhãn là loại máy in truyền nhiệt. Khi in đầu in truyền nhiệt thông qua ruy băng để làm chảy mực in lên giấy. Với công nghệ in truyền nhiệt, máy in mã vạch tem nhãn không những in được lên giấy mà còn in được lên các chất liệu khác như giấy nhựa tổng hợp, giấy nhôm, giấy bạc, film, v.v…được ứng dụng trong dân dụng và trong công nghiệp. Trong khi đó các loại máy in văn phòng như máy in laser chủ yếu chỉ in trên giấy.

Khác biệt về cấu tạo

Máy in nhãn được chế tạo theo tiêu chuẩn công nghiệp, được thiết kế in trên giấy cuộn để đáp ứng kịp nhu cầu sản xuất hàng hoá trong khi các loại máy in văn phòng không có cấu tạo để in giấy cuộn.

Máy in nhãn là loại định cấu hình bằng Firmware do đó khó sử dụng hơn so với các loại máy in dân dụng. Các loại máy in dân dụng như máy in laser chỉ cần có driver điều khiển và phần mềm để in là xong trong khi các loại máy in nhãn phải định cấu hình bằng Firmware mỗi khi có sự thay đổi quan trọng về vật liệu in và mực nhiệt. Nếu không máy sẽ báo lỗi và không in được. Tuy nhiên bạn không nên lo ngại về điều này vì khi bạn mua máy in nhãn thì trách nhiệm của người bán máy phải hướng dẫn cho bạn cách sử dụng Firmware thành thạo.
Tóm lại để in mã vạch, tốt nhất bạn nên sử dụng máy in mã vạch chuyên dụng để cho những nhu cầu lưu trữ, bảo quản, và lâu dài. Chỉ nên dùng máy in thường như may in laser, in phun, in kim trong văn phòng và với số lượng ít, để đảm bảo hiệu suất, độ bền và đáp ứng nhu cầu sử dụng của mình.

Bạn cần tư vấn lựa chọn máy in mã vạch phù hợp, vui lòng liên hệ tới số 0937435656 – Chúng tôi luôn sẵn sàng đem lại những gì khách hàng cần.

Nguồn https://mayinmavach248.com/co-nen-dung-may-in-laser-de-in-tem-nhan-ma-vach/

[/tintuc]

[tintuc]

Bạn đang cần mua máy in tem mã vạch giá rẻ nhưng không biết nên chọn như thế nào? Trên thị trường hiện có rất nhiều loại máy in mã vạch về chủng loại, mẫu mã, giá thành, hãng sản xuất… bạn đang phân vân, không biết nên chọn loại nào là tốt nhất với mình? Bài viết này sẽ giúp bạn một số yếu tố cơ bản để chọn được chiếc máy in tem nhãn phù hợp nhất với nhu cầu của mình.



Chọn máy in nhãn dựa vào thông số của máy

Trước tiên, bạn cần phải cân đối giữa giá thành và cấu hình máy. Máy in tem nhãn có cấu hình cao thì sẽ in nhanh, nhiều, có nhiều tiện ích hơn, nhưng giá thành sẽ đắt hơn máy in nhãn trung bình. Khi mua máy, bạn nên hỏi người bán hàng cho xem brochure có đặc tính kỹ thuật của máy in nhãn đó để xem xét về thông số cấu hình của máy.


Độ phân giải đầu in (Printhead Resolution): là số điểm đốt nóng trên một inch (dpi). Các máy hiện nay thường có độ phân giải là 203, 300, 600 dpi. Chỉ số dpi càng cao, mật độ điểm trên đơn vị càng dày thì tem in càng sắc nét, tuy nhiên giá sẽ đắt hơn. Tối thiểu bạn phải có một máy in nhãn có độ phân giải từ 203 – 300 dpi để in nhãn rõ đẹp, có chất lượng về hình ảnh.





Chiều rộng in tối đa (Maximium Print Width = MPW): là thông số thể hiện chiều dài được in ra trên mỗi giây (ips). . Tùy theo bạn dự định dùng loại giấy in có bề rộng tối đa bao nhiêu. Các máy in trung bình thường có MPW = 104mm đi với khổ giấy 110mm. Một số công ty trong khu công nghiệp cần nhãn in với khổ giấy 140mm.





Tốc độ in (Print Speed): Tốc độ in càng cao thì máy càng in được số lượng nhiều trong thời gian ngắn. Nhưng bạn nên lưu ý, tốc độ in cao sẽ làm cho đầu in mau bị mòn, vì vậy bạn nên cân nhắc. Tối thiểu bạn cần phải có một máy in mã vạch có tốc độ từ 4-6 ips.


Bộ nhớ dữ liệu (SDRAM): Trong máy in nhãn có 2 loại bộ nhớ là Flash Memory (bộ nhớ hệ thống) và SDRAM (bộ nhớ dữ liệu). Khi bạn cần in nhãn với số lượng nhiều hoặc khi bạn cần in nhãn với nhiều đồ hoạ thì máy in cần phải có SDRAM đủ lớn để có thể chứa được tất cả dữ liệu đó. Một máy in nhãn nên có tối thiểu từ 2MB – 4MB SDRAM để đáp ứng tốt nhu cầu in ấn mức trung bình.


Vật liệu in (Media Type): Ngoài giấy là vật liệu in chính, các máy in nhãn còn có thể in được lên 1 số vật liệu in khác như giấy nhựa tổng hợp (loại giấy dai), giấy bạc, giấy nhôm, các loại film, da mỏng, v.v…Bạn cần tham khảo ý kiến của người bán để được giới thiệu loại máy in thích hợp.





Ngoài ra, nếu kỹ tính, bạn có thể cân nhắc cả các yếu tố như font chữ, cổng giao tiếp của máy in, phương thức in…


Phương thức in: bao gồm có in nhiệt trực tiếp và in truyền nhiệt. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin cần biết về máy in mã vạch


Tính về góc độ tiết kiệm chi phí thì 02 loại cũng tương đương nhau, nếu in gián tiếp thì phải tốn thêm mực in mã vạch và giấy decal không mực sẵn bên trong, còn in trực tiếp thì không cần dùng mực in mã vạch nhưng giá thành giấy decal cao hơn loại giấy thường rất nhiều, do phải tốn thêm chi phí cán mực vào sẵn bên trong giấy.





Xét về góc độ tốt hơn thì in nhiệt trực tiếp với thành phần mực có sẵn trong giấy sẽ tốt hơn, thời gian bảo quản lâu hơn nhưng về tổn hại hay thời gian sử dụng đầu in thì không bằng in gián tiếp qua phim mực (ribbon – mực in mã vạch)


Font chữ: Khi mua máy chúng ta cần đảm bảo máy in mã vạch của chúng ta cần mua được trang bị sẵn bộ font chữ có chất lượng tốt, và đặc biệt có hỗ trợ thêm font khi cần thiết.


Cổng kết nối: bạn cần xem xét xem máy in nhãn để một chỗ hay cần được di động. Nếu muốn kết nối bạn cần phải kết nối nó thông qua Ethernet, USB, Wireless hoặc các cổng song song. Hãy chắc chắn máy in bạn chọn được trang bị những chức năng cần thiết để kết nối với mạng hiện tại của bạn.


Khả năng tương thích: Nếu bạn đang chạy trên một hệ thống ERP, SAP, kiểm tra để chắc chắn rằng các máy in bạn đang cân nhắc có sự kết nối và điều khiển các loại thiết bị để chạy song song với các hệ thống.

Chọn máy in barcode theo nhu cầu sử dụng của mình

Điều này có nghĩa là bạn cần xem xét khối lượng tem cần in ấn là nhiều hay ít.


Một số máy in mã vạch được thiết kế để xử lý một khối lượng lớn sản lượng nhãn, trong khi những máy khác phù hợp cho với nhu cầu in ấn nhỏ lẻ. Nếu bạn đang sử dụng một máy in tem nhãn mã vạch cho thỉnh thoảng, in ấn theo yêu cầu, tốc độ in không phải là một vấn đề.


Còn nếu bạn chắc chắn không muốn làm chậm sản xuất vì máy in của bạn không thể theo kịp với một mật độ cao hơn thì nên chọn những dòng máy công nghiệp.

Chọn máy in tem nhãn theo tính năng nổi trội của máy

Dựa vào tốc độ in, kết cấu khung sườn và độ phân giải của máy in mã vạch, nhà sản xuất phân ra làm 3 loại cơ bản:





Máy in mã vạch để bàn (Desktop Printer): Là loại máy nhỏ gọn, chiều dài cuộn giấy thường là 50 mét, có độ phân giải và tốc độ in nhỏ nhất,. Máy in này thường được dùng ở những nơi có sản lượng tem in ít như các cửa hàng thời trang, cửa hàng hoa quả hoặc siêu thị mini, điểm bán vé…


Máy in mã vạch công nghiệp nhẹ (Light Industrial Printer): là những máy in hơi to, có nắp phủ (cover) làm bằng nhựa plastic nên khối lượng trung bình. Tốc độ in vừa phải, độ dài giấy lên tới 150 mét. Thường dùng ở kho vận, siêu thị lớn hoặc dùng cho chính phủ…


Máy in mã vạch công nghiệp nặng (Heavy Industrial Printer): là những máy in to hơn, khung sườn chắc chắn, có cấu tạo bằng thép giúp nâng cao tốc độ in lên tối đa 13ips. Thích hợp trong các ứng dụng in tem mã vạch trong dây chuyền sản xuất với số lượng in cực kỳ lớn, hàng loạt.
Chọn máy in mã vạch theo uy tín của hãng sản xuất


Trên thị trường hiện nay có rất nhiều hãng sản xuất máy in barcode. Chúng tôi khuyến nghị khách hàng tới các thương hiệu uy tín chất lượng và giá cả lại phải chăng là Zebra, Datamax, Samsung Bixolon, …

Các sản phẩm máy in mã vạch khuyên dùng

F5C xin giới thiệu một số máy in tem mã vạch nổi bật:


Máy in mã vạch Bixolon SLP T400 là sản phẩm máy in truyền nhiệt hiệu quả, toàn diện nhất trên thị trường hiện nay.





– Tốc độ in: 152mm/s

– Độ phân giải: 203dpi

– Độ rộng: lên tới 104mm

– Bộ nhớ : 8MB SDRAM, 2MB FlashROM– Độ tin cậy: Đơn vị in 70,000,000 dòng, in nhiệt tới 150km, tự động cắt 1,800,000 lần
Xuất xứ: Hàn Quốc
Bảo hành : 12 tháng


Máy in mã vạch Bixolon SLP-T403 là sự lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.





– Tốc độ in: 100mm/s
– Độ phân giải: 300dpi
– Độ rộng: lên tới 105.7mm
– Bộ nhớ : 8MB SDRAM, 2MB FlashROM
– Độ tin cậy: Đơn vị in 70,000,000 dòng, in nhiệt tới 150km, tự động cắt 1,800,000 lần
Xuất xứ: Hàn Quốc
Bảo hành: 12 tháng


Máy in mã vạch Datamax Oneil E-4204B Mark III (Basic) là dòng máy in tem nhãn Datamax thích hợp cho bán lẻ, in ấn tem nhãn, in thẻ sản phẩm, ứng dụng trong bênh viện, phòng khám sức khỏe..





– Độ phân giải 203 dpi,

– Tốc độ in 4 inches/giây

– Bề rộng nhãn tối đa 104mm,

– Bộ nhớ 16MB DRAM, 64MB Flash.

– Cổng kết nối: USB, RS232.

Xuất xứ: Trung Quốc

Bảo hành: 12 tháng
Thông tin liên hệ tư vấn mua máy in mã vạch chính hãng


Hotline: 0937435656

Nguồn https://mayinmavach248.com/cach-chon-mua-may-in-ma-vach-phu-hop/

[/tintuc]

[tintuc]Bài viết này liệt kê top 9 phần mềm in mã vạch miễn phí hoặc mất phí có crack, phổ biến nhất hiện nay được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet.

Bartender của Seagull






Bartender là phần mềm thiết kế và in nhãn mã vạch, thẻ và RFID hàng đầu thế giới. Có thể chạy độc lập hoặc tích hợp với các chương trình khác, Bartender là giải pháp hoàn hảo đáp ứng mọi nhu cầu in ấn như in nhãn, thẻ nhựa, đánh dấu và in bao bì,… Ngoài ra Bartender còn hỗ trợ bảo mật hệ thống, tính năng in mạng, nhật ký in và hơn thế nữa, Bartender có thể đáp ứng mọi đòi hỏi của khách hàng với 4 phiên bản có các chi phí hợp lý.

Bạn có thể xem thêm về các đặc điểm, tính năng của phần mềm bartender… tại đây.

Teklynx Codesoft






Với phần mềm thiết kế nhãn CODESOFT của TEKLYNX, bạn có thể dễ dàng tích hợp in ấn nhãn mã vạch vào môi trường kinh doanh của bạn, nâng cao năng suất và kiểm soát hiệ quả công việc. Cho dù mục tiêu của bạn là quản lý tài sản hay nguồn lực, kiểm soát kênh phân phối hay kiểm soát tồn kho, theo dõi tài liệu, hoặc quản lý hồ sơ, CODESOFT 9 cung cấp một giải pháp in ấn hiệu quả cho doanh nghiệp của bạn.

Link thông tin phần mềm Codesoft

Phần mềm mã vạch CODESOFT dành cho những người có yêu cầu về thiết kế nhãn hiệu phức tạp cao cấp. Khả năng tiên tiến của nó là cung cấp sự linh hoạt chưa từng có và hỗ trợ – làm cho nó là sự lựa chọn tốt nhất cho phần mềm mã vạch in nhãn trong môi trường doanh nghiệp. Với phần mềm mã vạch CODESOFT, bạn có thể dễ dàng tích hợp in ấn nhãn và công nghệ RFID vào quá trình kinh doanh của bạn, tăng tính hiệu quả và kiểm soát. Cho dù mục tiêu của bạn là quản lý tài sản và các nguồn lực, các kênh phân phối và kiểm soát hàng tồn kho, tài liệu theo dõi và thẻ RFID, hoặc quản lý hồ sơ dữ liệu, CODESOFT cung cấp giải pháp cho các dự án mã vạch và dán nhãn RFID tiên tiến nhất của tổ chức. CODESOFT 2014 có sẵn và hỗ trợ 25 ngôn ngữ khác nhau và có khả năng in hầu như bất kỳ ngôn ngữ nào đó trên thế giới

TÍNH NĂNG NỔI BẬT

Hiển thị một nhãn bên cạnh một dạng dữ liệu để dễ dàng xem trước các nhãn khi bạn thực hiện thay đổi dữ liệu để đảm bảo thay đổi của bạn là cố ý và trong các lĩnh vực chính xác.
Tạo ra các truy vấn cơ sở dữ liệu đơn giản hay phức tạp để nhanh chóng và dễ dàng xem dữ liệu và / hoặc xác định vị trí một bản ghi cụ thể trong một cơ sở dữ liệu.
Đơn giản hóa quá trình thiết kế nhãn từ việc thêm hình ảnh để xây dựng các kết nối cơ sở dữ liệu để giảm thời gian dành cho việc thiết kế và tăng năng suất.
Tạo và xem tùy chỉnh giao diện người dùng front-end để nhập dữ liệu và in nhãn để bảo vệ thiết kế và chuẩn hóa nhập dữ liệu.
Cho phép bạn xem và so sánh các chi tiết của nhãn hiệu của bạn như các đối tượng và tài sản của họ, các nguồn dữ liệu và tài sản của họ, định dạng nhãn / trang, và thuộc tính tài liệu để dễ dàng sao chép thiết kế nhãn.
CODESOFT Enterprise hỗ trợ máy in không giới hạn và với khả năng kết nối đa người dùng. Khi kinh doanh của bạn phát triển, CODESOFT Enterprise là giải pháp mở rộng để tiếp tục đáp ứng yêu cầu kinh doanh nâng cao của bạn.

Teklyn LabelView






LABELVIEW là phần mềm mã vạch cho các công ty với sự phức tạp in nhãn, mã vạch ở mức trung cấp. Nó giúp bạn dễ dàng sử dụng nhãn mã vạch ứng dụng thiết kế mạnh mẽ đến quá trình kinh doanh của công ty của bạn có thể được sử dụng bởi bất cứ ai từ mới bắt đầu sử dụng đến người dùng cao cấp. Với sự ổn định của nền tảng cập nhật LABELVIEW 2014, bạn có thể tự tin rằng phần mềm mã vạch của bạn sẽ được tin cậy ngày hôm nay và trong tương lai.

Link thông tin phần mềm LabelView

Tính năng nổi bật

Nhanh chóng và dễ dàng kết nối với một cơ sở dữ liệu, tạo các truy vấn đến một cơ sở dữ liệu, và quản lý các kết nối cơ sở dữ liệu.
Giảm lỗi lúc in bằng cách sử dụng các hình thức in tùy chỉnh.
Dễ dàng chuyển đổi nhãn từ phiên bản 8.
Một giao diện mới mẻ và hiện đại với các tùy chọn trình đơn trực quan.
Đơn giản hóa thêm mã vạch, hình ảnh, văn bản, và các biến trong quá trình tạo nhãn.

LABELVIEW Gold là phiên bản cao cấp và bao gồm tất cả các tính năng của LABELVIEW Pro cùng với các công cụ thiết kế tiên tiến và không có giới hạn về số lượng các máy in mà bạn có thể in ra.

ZebraDesigner






ZebraDesigner cho phép thiết kế các nhãn phức tạp kết nối thông tin với mọi dạng sơ sở dữ liệu. Zebra-Designer giúp người dùng tận dụng mọi khả năng in ấn và tối ưu hóa năng suất làm việc với các tính năng sau:
Giao diện Windows thân thiện
Tính năng WYSIWYG
Kết nối sơ sở dữ liệu
In nhãn RFID
Công cụ để cấu hình và bảo trì máy in

Link tải trực tiếp

Nice Label






NiceLabel là nhà cung cấp phần mềm in nhãn chuyên nghiệp cho các ngành công nghiệp khác nhau trên 18 năm qua. Chuyên môn và kinh nghiệm trong thời gian này đã được khẳng định trên thị trường thông qua các dòng sản phẩm. Các sản phẩm cung cấp cho khách hàng đều tuân thủ theo các tiêu chuẩn trước khi xuất xưởng để bạn có thể tập trung nguồn lực trong các quyết định kinh doanh. NiceLabel được sử dụng phù hợp bởi hầu hết các loại hình doanh nghiệp trong nhiều môi trường khác nhau trên toàn thế giới. Một ứng dụng có thể không đáp ứng tất cả nhu cầu mà chúng ta cần. Điều này là lý do tại sao NiceLabel cung cấp giải pháp dạng module để có thể vận hành trơn tru với hệ thông hiện tại của bạn.

NiceLabel là phần mềm thiết kế in nhãn hàng đầu cho cá nhân và môi trường doanh nghiệp. Với giao diện người dùng thân thiện và dễ sử dụng NiceLabel giúp bạn tối ưu hóa thời gian làm việc và tránh nhiều phiền phức có thể xảy ra.

Các bộ phần mềm NiceLabel tùy chọn

NiceLabel Express

Phần mềm thiết kế nhãn cơ bản.

Đây là phần mềm cơ bản thiết kế nhãn dựa trên các wizard và công cụ in đơn giản cho người sử dụng cơ bản. Sử dụng các dữ liệu thay đổi đơn giản và có kết nối cơ sở dữ liệu để in nhãn mã vạch 1D.

NiceLabel Pro

Phần mềm thiết kế nhãn và in nhãn dùng cho các nhà kinh doanh.

Tận dụng lợi thế của việc kết nối cơ sở dữ liệu hoàn thiện, và tùy chọn dữ liệu biến rộng rãi để in mã vạch 1D và 2D, cũng như các nhãn RFID.

NiceLabel Suite

Khai triển thiết kế nhãn theo tùy chỉnh và các giải pháp in một cách nhanh chóng nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh của bạn.


Nhãn thiết kế là một phần quan trọng của quá trình in nhãn. Tuy nhiên, nhãn in đại diện thì chiếm phần lớn thời gian và nguồn lực của bạn phải bỏ ra để in một nhãn thương mại. Để kiểm soát việc in nhãn sao có hiệu quả bạn nên dùng ý tưởng ứng dụng của NiceForm hoặc tự động in nhãn với sự giúp đỡ của NiceWatch. Cải thiện hoạt động in ấn hàng ngày của bạn bằng cách tối ưu hóa việc bạn in ra như thế nào, cho dù bạn kích hoạt in bằng tay hoặc tự động in ra tùy theo môi trường của bạn.

SDR Free Barcode Generator 1.0

Đây là phần mềm hoàn toàn miễn phí, dễ sử dụng.





SDR Free Barcode Generator là một công cụ được thiết kế với mục đích giúp bạn tạo ra mã vạch một cách vô cùng dễ dàng. Chương trình này hỗ trợ các tính năng cơ bản nhất và thực hiện các thao tác với mức độ hiệu quả tốt trong một thời gian nhanh chóng.


Link tải trực tiếp


So sánh với các phần mềm cũng tính năng trên thị trường, ứng dụng này có một cách tiếp cận đơn giản và trực quan. Bạn có thể học cách sử dụng chương trình chỉ sau một vài thao tác.


SDR Free Barcode Generator chủ yếu hoạt động thông qua một giao diện tối giản. Trong đó, cửa sổ chính được chia thành ba phần. Phần đầu tiên hỗ trợ các tùy chọn loại mã vạch, bao gồm các loại hình phổ biến nhất: Code 39, CodaBar, Code 128, Interleaved, UCC / EAN, UPC, EAN / JAN, ISBN và MSI.


Nếu bạn tìm kiếm một biện pháp để tạo mã vạch như một dạng lưu trữ thông tin, thì SDR Free Barcode Generator chính là một tiện ích thích hợp cho bạn.


Yêu cầu:
Bộ nhớ: 1 GB.
Ổ cứng trống: 15 MB.
.Net Framework 3.5+.

ByteScout BarCode Generator 3.21.625






BarCode Generator là một ứng dụng cho phép các bạn gắn mã vạch vào hình ảnh. Các loại format hỗ trợ bao gồm PNG, JPG, TFF và GIF. Hầu hết các loại mã vạch 1D, 2D có thể được tạo bởi chương trình, ví dụ như là Codebar, Code-39, EAN-8, Bookland, DataMatrix, QR Code…


Link tải từ ByteScout


Phần mềm này được dùng thử 60 ngày.

Barcode Image Maker Pro




Bạn là một nhà kinh doanh, có nhiệm vụ tạo mã vạch cho tất cả các mặt hàng? Mỗi khi tạo mã vạch, công việc này tốn rất nhiều thời gian của bạn, vậy bạn hãy “nhờ” đến Barcode Image Maker Pro. Barcode Image Maker Pro là một tiện ích dễ sử dụng để tạo ra mã vạch.


Link tải


Sử dụng Barcode Image Maker Pro rất đơn giản, các tab Settings sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về các tiêu chuẩn mã vạch.


Một số tính năng chính của Barcode Image Maker Pro:
Tự động các định dạng ISBN đầu vào
Tự động các định dạng ISMN đầu vào
Kích thước định sẵn theo tiêu chuẩn GS1, chỉ cần click và chọn.
Mở các bảng tính MS Excel (bảng tính)
Mở Danh sách Barcode bằng cách kéo và thả.
Hỗ trợ . bmp , . jpg, . png, . pdf, . zip
Hỗ trợ một số EXIF và Windows Tags
Lưu hình ảnh mã vạch ở độ phân giải cao trong một file PDF

Barcode Software Standard





Barcode Software Standard là phần mềm tạo ra nhãn hiệu, nhãn dán,… mã vạch công nghiệp theo phương thức nhanh và đơn giản nhất.


Link tải


Chương trình tạo mã vạch có thể tùy chỉnh hình ảnh mã vạch với các hiệu ứng cụ thể như phông chữ, chiều cao, chiều rộng, kích thước nhãn,… để có chất lượng hình ảnh tốt nhất.


Tính năng chính:
Tạo ra mã vạch chất lượng cao, có thể tùy chỉnh và in ra.
Có thể in nhiều hình ảnh mã vạch cùng lúc.
Hình ảnh mã vạch được tạo ra và lưu dưới nhiều định dạng như BMP, JPG, GIF, PNG,…
Mã vạch tạo ra có thể được sử dụng trong các ứng dụng Windows: Word, Paint, Excel,…


Tính năng khác:
Đơn giản, linh hoạt, dễ sử dụng.
Tùy chỉnh màu sắc, phông chữ, và giá trị mã vạch theo ý muốn.
Cung cấp tùy chọn để tạo danh sách mã vạch cho mục đích sử dụng lớn.
Tạo ra mã vạch theo nhiều kích cỡ, hình dáng khác nhau dựa vào thiết lập màu sắc và phông chữ.


Yêu cầu hệ thống:
Bộ vi xử lý: Pentium hoặc tương đương.
RAM: 256 MB.
Ổ cứng trống: 18 MB.


Trên đây là một số phần mềm phổ biến được dùng cho máy in mã vạch. Tùy theo yêu cầu về số lượng và chất lượng nhãn in, bạn có thể chọn cho mình một loại phù hợp nhất. Tuy nhiên, đối với các máy in mã vạch được bán ra bới F5C chúng tôi, thì phần mềm Bartender sẽ được bán kèm theo máy, và được cài sẵn. Nếu cần phần mềm cao cấp hơn, tùy chỉnh, và chức năng nhiều hơn, mạnh mẽ hơn, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số máy 0937435656 để được tư vấn, hướng dẫn chu đáo, và nhiệt tình.


Nguồn https://mayinmavach248.com/top-9-phan-mem-in-ma-vach-mien-phi-pho-bien/

[/tintuc]

BACK TO TOP